Luận văn Ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón Hóa học tại Việt Nam

pdf 154 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón Hóa học tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_uoc_tinh_tac_dong_cua_viec_thay_doi_chinh_sach_thue.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón Hóa học tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM ĐỨC CHÍNH ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM ĐỨC CHÍNH ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2016 Tác giả Phạm Đức Chính
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn tới người dân và Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ học bổng trong hai năm học Thạc sỹ Chính sách công của tôi; cảm ơn các giáo viên và nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp để tôi được học trong một môi trường học thuật nghiêm túc. Tôi cũng đặc biệt cám ơn các thầy giáo Lê Việt Phú, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn đã hướng dẫn, gợi mở ý tưởng và đưa ra góp ý, nhận xét cho đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, người bạn Trương Thị Hồng Lam đã chia sẻ, động viên rất lớn về mặt tinh thần trong thời gian tôi đi học xa nhà. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2016 Tác giả Phạm Đức Chính
  5. -iii- TÓM TẮT Phân bón hóa học là vật tư đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Để giảm bớt gánh nặng thuế cho nông dân, từ ngày 01/01/2015 Quốc hội khóa XIII chuyển mặt hàng này từ đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế. Chính sách thuế mới ban hành vấp phải sự phản đối của Bộ Công thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Hiệp hội Phân bón. Các cơ quan này – đại diện cho lợi ích của ngành sản xuất phân bón - bảo lưu ý kiến cho rằng nên hạ thuế suất thuế GTGT từ 5% xuống 0%. Cuộc tranh luận chính sách giữa thuế suất 0% hay không đánh thuế phân bón - do Bộ Tài chính đề xuất – đặt ra yêu cầu đánh giá tác động của các chính sách thuế GTGT tới các bên liên quan để từ đó Thủ tướng Chính phủ có cơ sở trình phương án xử lý lên Quốc hội khóa XIV. Kết quả tính toán của tác giả cho thấy việc bãi bỏ thuế GTGT 5% đối với phân bón sẽ giảm bớt gánh nặng thuế cho người nông dân từ 4.964 – 5.019 tỷ đồng, đồng thời gia tăng thặng dư người tiêu dùng cho các nông hộ từ 5.318 – 5.443 tỷ đồng mỗi năm (tùy thuộc vào phương án không đánh thuế hay thuế suất 0% được lựa chọn). Việc đưa ra phương án thay thế nào sẽ có tác động khác nhau tới lợi nhuận các nhà sản xuất nội địa, số giảm thu thuế và phúc lợi xã hội ròng. Cụ thể, so với kịch bản không đánh thuế GTGT, mỗi năm kịch bản thuế suất 0% làm lợi cho các công ty phân bón trong nước 433 tỷ đồng lợi nhuận ròng nhờ gia tăng được sản lượng, làm tăng số hụt thu thuế các loại 566 tỷ đồng, nhưng cải thiện được phúc lợi xã hội ròng từ 626 tới 641 tỷ đồng. Ngoài ra, tác giả cũng chứng minh rằng: (i) lựa chọn thuế suất 0% sẽ giúp đạt được sự tối ưu hóa phúc lợi xã hội trong điều kiện Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách tự sản xuất thay thế nhập khẩu phân bón, (ii) cả hai phương án không đánh thuế GTGT hay thuế suất 0% làm tăng mức độ sử dụng phân bón hiện tại lên khoảng 4,6% nhưng chưa đủ lớn để gây ra ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Từ kết quả thu được, tác giả đề xuất chọn phương án thuế suất thuế GTGT 0% đối với phân bón. Đặt trong bối cảnh cải cách hệ thống thuế theo chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, hệ thống thuế GTGT hiện tại của Việt Nam cần được loại bỏ mức thuế suất 5% đồng thời giảm bớt các đối tượng không chịu thuế. Nghiên cứu của tác giả về chính sách thuế GTGT đối với phân bón là gợi ý về hướng xử lý đối với các mặt hàng còn lại đang chịu thuế GTGT 5% nhằm
  6. -iii- tối ưu hóa phúc lợi, cải thiện công bằng xã hội và phù hợp với xu hướng chung của các nước.
  7. -iv- MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................ 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................................ 3 1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 4 2.1 Lý thuyết kinh tế học về thuế .................................................................................. 4 2.2 Thuế giá trị gia tăng và phạm vi ảnh hưởng ........................................................... 5 2.2.1 Thuế giá trị gia tăng ............................................................................................... 5 2.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GTGT ...................................................................... 6 2.3 Tác động của thuế GTGT đến cung, cầu phân bón ............................................... 10 2.4 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 18 CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH HÀM CẦU, HÀM CUNG CỦA PHÂN BÓN ..................... 20 3.1 Ước lượng hàm cầu phân bón ............................................................................... 20 3.1.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ............................................................................. 20 3.1.2 Các nghiên cứu có liên quan, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ... 21 3.2 Ước lượng hàm cung phân bón ............................................................................. 25 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ........................................... 26 4.1 Dữ liệu thị trường về cung – cầu, xuất nhập khẩu phân bón ................................ 26 4.2 Xác định độ co giãn của cầu phân bón theo giá .................................................... 27 4.3 Thay đổi phúc lợi các bên trên thị trường phân bón ............................................. 30 4.4 Tác động tổng hợp của thay đổi chính sách thuế GTGT với phân bón ................ 34 4.5 Nguyên nhân khác biệt giữa các phương án ......................................................... 37 4.6 Phân tích chính sách thuế GTGT đối với phân bón .............................................. 41 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 49 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 49
  8. -v- 5.2 Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 50 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng phát triển tiếp theo ......................................... 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 53 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 62 Phụ lục 1 – Một số khái niệm và quy ước ........................................................................ 62 Phụ lục 2 – Tỷ lệ phân bón được tiêu thụ bởi các hộ nông dân. ...................................... 64 Phụ lục 3 – Doanh thu trung bình một đại lý cấp 2/năm .................................................. 65 Phụ lục 4 – Tỷ lệ các loại dinh dưỡng trong phân bón của Việt Nam qua các năm ........ 66 Phụ lục 5 – Giá bình quân các loại phân bón tới các đại lý cấp 1 .................................... 67 Phụ lục 6 - Các đường cung phân bón của các nhà sản xuất trong nước và cấu trúc hệ thống phân phối ................................................................................................................ 68 Phụ lục 7 – Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi có thuế suất thuế GTGT 5% ................................................................................................................. 71 Phụ lục 8 – Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi có thuế suất thuế GTGT 0% hoặc khi không đánh thuế GTGT ........................................................... 75 Phụ lục 9 – Chi tiết cách lấy các biến sử dụng trong mô hình ......................................... 77 Phụ lục 10 – Ước lượng hàm cung phân bón ................................................................... 82 Phụ lục 11 - Giá, lượng và thuế suất thuế nhập khẩu phân bón các loại ......................... 92 Phụ lục 12 – Mật độ sử dụng phân bón của các nước (kg N+P2O5+K2O/ha) .................. 95 Phụ lục 13 – Xử lý dữ liệu cho mô hình Translog ........................................................... 96 Phụ lục 14 – Chi tiết thay đổi phúc lợi các bên trên thị trường phân bón ở các kịch bản thuế GTGT khác nhau .................................................................................................... 123 Phụ lục 15 – Chi tiết cách xác định tỷ số DWL trên doanh thu thuế GTGT của thị trường các yếu tố đầu vào đối với ngành phân bón ................................................................... 140 Phụ lục 16 – Tại sao trong điều kiện mức độ tự sản xuất thay thế nhập khẩu càng cao thì cái giá phải trả về mặt phúc lợi xã hội sẽ càng lớn khi lựa chọn chính sách không đánh thuế (thay vì áp dụng thuế suất GTGT 0% cho phân bón)? ........................................... 143
  9. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt CS Consumer Surplus Thặng dư người tiêu dùng G Government’s Số thu thuế của Nhà nước OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu thông thường PS Producer Surplus Thặng dư nhà sản xuất SUR Seemingly Unrelated Regression Hồi quy dường như không liên quan SW Social Welfare Phúc lợi toàn xã hội Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng Thuế TNCN Thuế thu nhập cá nhân Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
  10. -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 - Mô tả các biến được đưa vào mô hình ước lượng hàm cầu Bảng 3.2 - Thống kê mô tả dữ liệu đầu vào mô hình Translog Bảng 4.1 - Số liệu cung cầu, xuất nhập khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu phân bón Bảng 4.2 - Kết quả kiểm định các điều kiện ràng buộc của mô hình Bảng 4.3 - Kết quả hồi quy hệ phương trình Translog bằng SUR Bảng 4.4 - Kết quả độ co giãn của cầu các yếu tố đầu vào theo giá Bảng 4.5 - So sánh phân phối lợi ích riêng phần của ba bên giữa ba phương án thuế GTGT Bảng 4.6 - So sánh sản lượng phân bón nội địa, nhập khẩu, tiêu thụ ở ba kịch bản thuế GTGT Bảng 4.7 - So sánh lợi nhuận của nhà sản xuất – phân phối ở ba kịch bản thuế GTGT Bảng 4.8 – So sánh phân phối lợi ích liên phần giữa ba phương án thuế GTGT Bảng vii.1 - Kết cấu doanh thu–chi phí–thuế của hệ thống phân phối với thuế suất thuế GTGT 5% Bảng viii.1 - Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi thuế suất thuế GTGT = 0% hoặc không có thuế GTGT Bảng x.1 – Cơ cấu chi phí hoạt động của nhà máy phân đạm ở Mỹ Bảng x.2 – Cơ cấu chi phí hoạt động của nhà máy phân DAP ở Mỹ Bảng x.3 - Doanh thu, chi phí của một số công ty phân bón qua các năm DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Tác động liên phần của chính sách thuế GTGT đối với phân bón Hình 2.2 – Ba mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần Hình 4.1 - Ba kịch bản thuế với các loại phân bón có nhập khẩu trên một đồ thị Hình 4.2 - Ba kịch bản thuế với loại phân bón sản xuất nội địa 100% trên một đồ thị Hình vi.1 – Chuỗi cung ứng phân bón trong nước DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 – Một số quy định về thuế GTGT ở Anh Hộp 4.2 – Tại sao Trung Quốc đánh thuế GTGT trở lại đối với phân bón hóa học