Luận văn Ước lượng xác suất kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ước lượng xác suất kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_uoc_luong_xac_suat_kiet_que_tai_chinh_cua_cac_cong.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Ước lượng xác suất kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Nhật ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Nhật ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Đạt Chí Tp. Hồ Chí Minh – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Nhật
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị TÓM TẮT 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3 1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5 1.4 Bố cục của luận văn 6 CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7 2.1 Khung lý thuyết về kiệt quệ tài chính 7 2.2 Sơ lược các nghiên cứu trước đây 8 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Phương pháp tiếp cận “kiệt quệ tài chính” 20 3.2 Mô tả biến số 20 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng 22
- 3.4 Số liệu tại Việt Nam 25 3.4.1 Mô tả dạng số liệu 25 3.4.2 Thu thập số liệu 26 3.4.3 Tính toán biến số và xử lý số liệu 29 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Kết quả ước lượng 42 4.2 Thảo luận kết quả 47 4.2.1 Bằng chứng của các nhân tố tác động 47 4.2.2 Giải thích kết quả 48 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 54 5.1 Đóng góp, phát hiện và những giới hạn 54 5.2 Định hướng nghiên cứu 55 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt EBITDA: Tổng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và chi phí trả trước FE: tỷ số chi phí tài chính FD: kiệt quệ tài chính HSX: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh PRO: tỷ số tỷ suất sinh lợi RE: tỷ số lợi nhuận giữ lại
- Danh mục các bảng Bảng 3.1: Danh sách mã chứng khoán được lựa chọn đưa vào mẫu nghiên cứu của Việt Nam (228 công ty). Nguồn: thống kê của tác giả. Bảng 3.2: Phân loại quan sát hàng năm của công ty bình thường và công ty kiệt quệ tài chính trong mẫu. Nguồn: thống kê của tác giả. Bảng 3.3: Thống kê số quan sát kiệt quệ tài chính mỗi năm. Nguồn: thống kê của tác giả. Bảng 3.4: Thống kê miêu tả các biến giải thích của mô hình ước lượng xác suất kiệt quệ tài chính (dữ liệu chưa hiệu chỉnh). Nguồn: thống kê của tác giả. Bảng 3.5: Các quan sát của các biến số độc lập trong mẫu dữ liệu bị điều chỉnh các giá trị ngoại biên. Nguồn: thống kê của tác giả. Bảng 3.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập. Nguồn: số liệu tính toán của tác giả. Bảng 4.1: Kết quả ước lượng hồi quy logistic “gộp”. Nguồn: ước lượng của tác giả. Bảng 4.2: Kết quả ước lượng logistic của dữ liệu bảng kết hợp kỹ thuật phân tích “hiệu ứng cố định” và “hiệu ứng ngẫu nhiên”. Nguồn: ước lượng của tác giả. Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chéo cho từng năm quan sát. Nguồn: ước lượng của tác giả. Bảng 4.4: Liệt kê các công ty bị tính toán là kiệt quệ tài chính (xác suất bị kiệt quệ lớn hơn 0.5) từ mô hình ước lượng chéo mỗi năm, tình trạng niêm yết (hủy/cảnh báo/kiểm soát), số năm từ thời điểm bị tính toán là kiệt quệ đến khi sự kiện hủy/cảnh báo/kiểm soát xảy ra. Nguồn: số liệu thống kê và tính toán của tác giả.
- Bảng 4.5: Thống kê số lượng công ty trong mẫu bị hủy niêm yết và bị tính toán là kiệt quệ tài chính trong giai đoạn từ 2013 -2015. Nguồn: số liệu thống kê và tính toán của tác giả.
- Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số tỷ suất sinh lợi của các công ty trong mẫu trong giai đoạn 2004 – 2014, dữ liệu chưa điều chỉnh. Nguồn: thống kê của tác giả. Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số chi phí lãi vay của các công ty trong mẫu trong giai đoạn 2004 – 2014, dữ liệu chưa điều chỉnh. Nguồn: thống kê của tác giả. Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số lợi nhuận giữ lại của các công ty trong mẫu trong giai đoạn 2004 – 2014, dữ liệu chưa điều chỉnh. Nguồn: thống kê của tác giả. Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số tỷ suất sinh lợi sau khi điều chỉnh giá trị ngoại biên của các công ty trong mẫu, giai đoạn 2004-2014. Nguồn: thống kê của tác giả. Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số chi phí lãi vay sau khi điều chỉnh giá trị ngoại biên của các công ty trong mẫu, giai đoạn 2004-2014. Nguồn: thống kê của tác giả. Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn giá trị của tỷ số chi phí lãi vay sau khi điều chỉnh giá trị ngoại biên của các công ty trong mẫu, giai đoạn 2004-2014. Nguồn: thống kê của tác giả.
- 1 TÓM TẮT Nguyên cứu này sử dụng mô hình “ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính” để kiểm tra các nhân tố tác động, đồng thời ứng dụng mô hình có được để tính toán xác suất kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 2004 – 2014. Kết quả thu được cho thấy tỷ suất sinh lợi và chi phí lãi vay có tác động mạnh một cách có ý nghĩa lên xác suất kiệt quệ tài chính của một công ty, riêng lợi nhuận giữ lại thì giảm sút đi khả năng giải thích của nó. Kết quả tính toán xác suất kiệt quệ cho thấy đa số công ty niêm yết nào bị tính toán là “kiệt quệ” (dựa theo mô hình ước lượng) đều bị hủy niêm yết hoặc xuất hiện trong danh sách cảnh báo/kiểm soát của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM. Một kết quả quan trọng khác, là các công ty bị chính thức hủy niêm yết sẽ có giá trị xác suất kiệt quệ cao được dự báo sớm trung bình là 1.5 năm (cao nhất là 2 năm). Điểm mới của nghiên cứu này là ứng dựng một định nghĩa linh động về “kiệt quệ tài chính”, cùng với việc sử dụng dữ liệu dạng bảng và hồi quy logistic là một lợi thế hỗ trợ khắc phục tối đa hạn chế nhược điểm của số liệu thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, sử dụng tính toán “chi phí thay thế tài sản” như giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các quy tắc kế toán riêng theo từng doanh nghiệp. Cuối cùng, tính toán được giá trị xác suất “kiệt quệ tài chính” và cảnh báo sớm được “kiệt quệ”.