Luận văn Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook: Phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook: Phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_tuong_tac_giua_cac_ben_lien_quan_trong_quan_tri_nha.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook: Phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HUỲNH NGỌC CHƯƠNG TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK: PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HUỲNH NGỌC CHƯƠNG TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK: PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA ThS. HUỲNH TRUNG DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Chương
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy hướng dẫn Phạm Duy Nghĩa và thầy Huỳnh Trung Dũng. Hai thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện đề tài, tận tình truyền đạt kiến thức, định hướng, đưa ra những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu tại Trường. Cảm ơn các anh chị trong lớp MPP7, những người đã cùng tôi đi hết một đoạn đường 2 năm, đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ của cuộc đời tại FETP. Huỳnh Ngọc Chương
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................. iv DANH MỤC HỘP ......................................................................................................................... iv TÓM TẮT ....................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 2 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.5 Dữ liệu .................................................................................................................................. 3 1.6 Cấu trúc bài viết .................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 4 2.1 Các định nghĩa nền tảng ........................................................................................................ 4 2.1.1 Các bên liên quan ........................................................................................................... 4 2.1.2 Chính sách công ............................................................................................................. 4 2.1.3 Mạng xã hội .................................................................................................................... 5 2.2 Các lý thuyết nền tảng........................................................................................................... 5 2.2.1 Lý thuyết về các bên liên quan trong chính sách công ................................................... 5 2.2.2 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước ..................................................................... 6 2.2.3 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước tại Việt Nam ............................................... 7 2.3 Lược khảo các nghiên cứu đi trước về ảnh hưởng của mạng xã hội lên các bên liên quan trong quản trị nhà nước ............................................................................................................... 8
- ii 2.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet lên môi trường chính sách và quản trị nhà nước ................................................................................................................................................ 8 2.3.2 Mạng xã hội và mối quan hệ tương tác giữa người dân với chính quyền ...................... 9 2.3.3 Mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp ............................................ 11 2.3.4 Mạng xã hội và sự tương tác người dân – cộng đồng và truyền thông ........................ 12 2.4 Khe hở trong nghiên cứu .................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 15 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................... 15 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................... 16 3.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống .................................................................................. 17 3.3.1 Định nghĩa .................................................................................................................... 17 3.3.2 Thiết kế nghiên cứu tình huống .................................................................................... 18 3.3.3 Các bước phân tích tình huống trong luận văn ............................................................. 19 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 20 4.1 Lựa chọn nghiên cứu tình huống điển hình ........................................................................ 20 4.2 Tình huống cây xanh Hà Nội .............................................................................................. 20 4.2.1 Câu chuyện ................................................................................................................... 20 4.2.2 Quá trình tương tác của các bên liên quan trong tình huống ........................................ 22 4.2.3 Sơ kết mối quan hệ tương tác trong tình huống dưới ảnh hưởng Facebook ................ 31 4.3 Tình huống ngôi nhà Việt Nam .......................................................................................... 32 4.3.1 Câu chuyện ................................................................................................................... 32 4.3.2 Quá trình tương tác ....................................................................................................... 34 4.3.3 Sơ kết mối quan hệ tương tác dưới ảnh hưởng Facebook ............................................ 37 4.4 Các đặc trưng trong thảo luận chính sách công trên Facebook tại Việt Nam ..................... 38 4.5 Tương tác của các bên liên quan trên mạng xã hội Facebook ............................................ 40
- iii 4.5.1 Cá nhân và cộng đồng trong tương tác với các bên liên quan ...................................... 40 4.5.2 Báo chí và truyền thông ................................................................................................ 42 4.5.3 NGOs và xã hội dân sự ................................................................................................. 45 4.5.4 Doanh nghiệp ............................................................................................................... 46 4.5.5 Chính quyền và phản ứng chính sách công .................................................................. 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 52 5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 52 5.2 Khuyến nghị chính sách ...................................................................................................... 53 5.3 Hạn chế đề tài và khả năng phát triển tiếp theo .................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 55 PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 60 Phụ lục 1: Tình huống cây xanh Hà Nội ................................................................................... 60 Bối cảnh Hà Nội năm 2015 ................................................................................................... 60 Câu chuyện chặt cây xanh ..................................................................................................... 60 Các hình thức thể hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng. ................................................................. 62 Sự hình thành của nhóm 6700 người vì 6700 cây ................................................................. 63 Phụ lục 2: Các tình huống thảo luận chính sách công đã diễn ra trên mạng xã hội Facebook . 65 Phụ lục 3: Facebook trở thành kênh truyền thông cá nhân ....................................................... 67 Bà Nguyễn Thị Oanh ............................................................................................................. 67 Ông Nguyễn Đức Thành ....................................................................................................... 67 Phụ lục 4: Chính quyền chặn Facebook .................................................................................... 68 Phụ lục 5: Sự tương tác của các bên liên quan trong quản trị nhà nước tại Việt Nam ............ 69
- iv DANH MỤC HÌNH VẼ Danh sách Hình vẽ Trang Hình 2.1: Mối quan hệ tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước ................. 6 Hình 2.2: Mô hình tương tác dưới ảnh hưởng của Internet ..................................................... 9 Hình 2.3: Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc thảo luận chính sách công ..... 10 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 15 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 17 Hình 3.3: Các bước phân tích tình huống .............................................................................. 19 Hình 4.1: Thống kê tương tác trên Facebook nhóm “6700 người vì 6700 cây xanh” .......... 27 Hình 4.2: Hình ảnh các cuộc diễu hành ................................................................................. 28 Hình 4.3: Tương tác của các bên liên quan trong tình huống “cây xanh Hà Nội” ................ 32 Hình 4.4: Tương tác của các bên liên quan trong tình huống “ngôi nhà Việt Nam” ............ 38 Hình 4.5: Quá trình mở rộng tương tác của báo Tuổi trẻ trên Facebook .............................. 44 DANH MỤC HỘP Danh sách Hộp Trang Hộp 4.1 Những trí thức ảnh hưởng đến thảo luận vấn đề cây xanh Hà Nội ......................... 25 Hộp 4.2: Truyền thông Việt Nam ngày càng gắn chặt vào Facebook ................................... 43 Hộp 4.3: Tình huống lấp sông Đồng Nai .............................................................................. 47 Hộp 4.4: Nền quản trị quốc gia của các nước đã ứng xử với Internet và mạng xã hội như thế nào? ...................................................................................................................................... 50
- 1 TÓM TẮT Internet và Facebook ngày càng mở rộng và phổ cập trong xã hội Việt Nam. Sự phát triển và mở rộng của nó đã giúp người dùng có thể chia sẻ và lan tỏa tin tức đồng thời tham gia bình luận các vấn đề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến họ mà còn đến các vấn đề chung của xã hội. Xu thế này có ành hưởng như thế nào lên chính sách công? Dựa trên nền tảng lý thuyết về các bên liên quan trong quản trị nhà nước trên thế giới và Việt Nam, tác giả khảo lược các nghiên cứu đi trước và xác định các khe hở trong nghiên cứu, qua đó, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính bằng tiếp cận phân tích hai tình huống điển hình: “cây xanh Hà Nội” và “ngôi nhà Việt Nam”. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả xác định rằng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam đang và sẽ tiếp tục trở thành một môi trường tương tác mới giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước và xu hướng thảo luận chính sách công trên mạng xã hội là không thể đảo ngược. Trong đó, tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của các nhân tố như: truyền thông, các chuyên gia cùng sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự khi tạo ra các hiệu ứng lan truyền và dẫn dắt trong mỗi chủ đề chính sách công được thảo luận. Dù rằng, cho đến nay, chính quyền không thừa nhận Facebook nhưng đã tham gia vào Facebook và ngày càng phản ứng nhanh chóng trong mỗi vấn đề chính sách công được thảo luận. Do đó, về mặt quan điểm, chính quyền cần chấp nhận các hoạt động thảo luận chính sách công trên mạng xã hội, hơn thế nữa, chính quyền có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản trị nhà nước từ xu hướng này. Đồng thời cần tăng cường năng lực truyền thông hai chiều để chủ động đưa ra các thông tin đầy đủ và nhanh chóng tránh sự dồn nén gây ra những đổ vỡ không cần thiết trong xã hội. Trên khía cạnh pháp lý, chính quyền nên thực hiện các điều chỉnh cần thiết để chấp nhận các trang mạng xã hội như Facebook hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tác giả cho rằng, chính quyền vẫn là nhân tố có đầy đủ sức mạnh, khả năng và điều kiện thuận lợi để tận dụng những mặt tích cực của sự phát triển mạng xã hội cũng như từ các cuộc thảo luận chính sách công trên mạng xã hội, trên cơ sở đó, chính quyền có thể gia tăng sự tin cậy của người dân vào chính quyền cũng như hiệu quả hoạt động của nhà nước.
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Theo nghiên cứu cho thấy, Internet ngày càng mở rộng và phổ cập trong xã hội Việt Nam. Sự phát triển và kết nối mạnh mẽ giữa các nhóm dân cư trở nên dễ dàng hơn với hơn 61% thanh niên truy cập Internet (UNDP, 2011). Theo báo cáo từ WeAreSocial1 tính tới tháng 3/2015 Việt Nam có đến 45% dân số dùng Internet, tức 41 triệu người. Trong đó, có khoảng 30 triệu2 người có tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) và sử dụng trung bình khoảng 2 giờ mỗi ngày. Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam, các tình huống chính sách phải thay đổi hoặc hủy bỏ dưới áp lực của các nhóm lợi ích được tập hợp trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook như: tình huống chặt cây xanh Hà Nội, tình huống lấp sông ở Đồng Nai, tình huống cáp treo Sơn Đoong. Đây là các tình huống chưa hề có tiền lệ khi các chính quyền địa phương và trung ương phải thay đổi chính sách hoặc xem xét lại các quyết định dưới áp lực và sự lan rộng phản đối từ mạng xã hội. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và Internet làm thay đổi cách thức tương tác và quản trị nhà nước truyền thống lâu nay ở Việt Nam. Do đó, để làm sáng tỏ vấn đề mạng xã hội cũng như ảnh hưởng của nó đến quản trị nhà nước ở Việt Nam, tôi thực hiện nghiên cứu chủ đề: “Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook: phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là làm rõ ảnh hưởng mạng xã hội Facebook đến chính sách công tại Việt Nam thông qua việc phân tích mối quan hệ tương tác của các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu này dự kiến sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: 1 Báo cáo về Người dùng Internet Việt Nam 2015, truy cập vào ngày 25/05/2015, địa chỉ truy cập 2 Cách tính này là định danh, nghĩa là 1 người dùng 2 tài khoản Facebook, Twitter sẽ được tính là 2 người.