Luận văn Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Việt Nam qua trường hợp Đề án “Cải tạo, thay thế cây xanh” ở Hà Nội
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Việt Nam qua trường hợp Đề án “Cải tạo, thay thế cây xanh” ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_trach_nhiem_giai_trinh_cua_co_quan_hanh_chinh_viet.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Việt Nam qua trường hợp Đề án “Cải tạo, thay thế cây xanh” ở Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ĐẶNG HUỆ CHI TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP ĐỀ ÁN “CẢI TẠO, THAY THẾ CÂY XANH” Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ĐẶNG HUỆ CHI TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP ĐỀ ÁN “CẢI TẠO, THAY THẾ CÂY XANH” Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- - i - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn với mức độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2016 Tác giả Đặng Huệ Chi
- - ii - LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, người trực tiếp hướng dẫn tôi. Thầy đã cho tôi những góp ý bổ ích và những tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành được bài Luận văn. Tôi cũng muốn cảm ơn TS. Trần Thị Quế Giang đã dành thời gian cho tôi và kiên nhẫn yêu cầu tôi chỉnh sửa bài viết tốt hơn. Những ý kiến của Cô đã giúp tôi hoàn thiện được bài Luận văn còn rất nhiều thiếu sót của mình. Người cuối cùng hỗ trợ tôi để có được bài Luận văn đạt được yêu cầu là người bạn, người em cùng lớp MPP7 – Lê Thị Ngọc Ánh. Cám ơn em vì sự hỗ trợ vô tư và đầy nhiệt huyết của mình. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô giáo của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi đã được học rất nhiều từ kiến thức về khoa học kinh tế đến thái độ làm việc, từ phương pháp giảng dạy đến việc hỗ trợ học viên trong học tập. Qua hai năm được đào tạo trong môi trường học thuật nghiêm túc và tự chủ, tôi cảm thấy mình đã “lớn” hơn rất nhiều về mặt nhận thức và cách thức nghiên cứu khoa học. Cuối cùng tôi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, người thân, bè bạn đã luôn ở bên cạnh khích lệ, động viên, tạo những điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua trở ngại để hoàn thành Luận văn ở mức tốt nhất có thể. Cám ơn mọi người rất nhiều. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2016 Tác giả Đặng Huệ Chi
- - iii - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v DANH MỤC HỘP ................................................................................................................ vi TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................................. vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn thông tin ....................................................... 4 1.5. Cấu trúc của bài nghiên cứu ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ............................ 6 2.1. Khái niệm Trách nhiệm giải trình ............................................................................... 6 2.1.1. Trách nhiệm giải trình theo quan điểm quốc tế .................................................... 6 2.1.2. Trách nhiệm giải trình trong quy định Việt Nam ................................................. 8 2.2. Trách nhiệm giải trình ở Việt Nam trong các nghiên cứu trước ............................... 10 2.3. Vai trò nhà nước trong xây dựng quy định và thực thi Trách nhiệm giải trình ........ 14 2.3.1. Thiết kế tổ chức và quản lý ................................................................................ 14 2.3.2. Thiết kế hệ thống chính trị .................................................................................. 15 2.3.3. Cở sở của tính pháp lý ........................................................................................ 18 2.3.4. Các yếu tố văn hóa ............................................................................................. 19 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH QUA TRƯỜNG HỢP ĐỀ ÁN “CẢI TẠO, THAY THẾ CÂY XANH” Ở HÀ NỘI ............................................................................................................. 21
- - iv - 3.1. Tổng hợp diễn biến sự việc ....................................................................................... 21 3.2. Phân tích Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước từ tình huống .................... 23 3.2.1. Phân tích việc tổ chức quản lý ............................................................................ 23 3.2.2. Phân tích nội dung Nghị định ............................................................................. 29 3.2.3. Phân tích quá trình hình thành Nghn tích ........................................................... 33 3.2.4. Phân tích tác động của yếu tố văn hóa ............................................................... 35 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................................... 37 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 37 4.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 37 4.2.1. Phát triển xã hội dân sự để tạo thế cân bằng trong giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước............................................................................................................... 37 4.2.2. Cải tiến công tác xây dựng luật để nâng cao tính hiệu lực thực thi .................... 38 4.2.3. Triển khai thực hiện đúng Trách nhiệm giải trình .............................................. 39 4.3. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 41 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 47
- - v - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CQHC Cơ quan hành chính HĐND Hội đồng nhân dân Nghị định Nghị định số 90/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 8/8/2013, quy định chi tiết về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao TNGT Trách nhiệm giải trình TP Thành phố TTCP Thanh tra Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân
- - vi - DANH MỤC HỘP Hộp 2.1. Khác biệt của bốn dạng TNGT giữa Việt Nam và Quốc tế .................................. 11 Hộp 2.2. Các đặc trưng của hệ thống TNGT cấp địa phương ở Việt Nam .......................... 12 Hộp 2.3. TNGT trong mối quan hệ xã hội ........................................................................... 15 Hộp 2.4. Các tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 17 Hộp 2.5. Đặc điểm Văn hóa và Trách nhiệm giải trình ....................................................... 19 Hộp 3.1. Đánh giá nội dung giải trình của các cơ quan nhà nước ....................................... 26 Hộp 3.2. Đánh giá việc thực hiện TNGT của các CQHC trong tình huống ........................ 28 Hộp 3.3. Phân tích Nghị định về quy định TNGT ............................................................... 32
- - vii - TÓM TẮT ĐỀ TÀI Bài nghiên cứu này tìm hiểu việc thực thi Trách nhiệm giải trình (TNGT) của các cơ quan hành chính (CQHC) nhà nước thông qua trường hợp Đề án “cải tạo, thay thế cây xanh” ở Hà Nội, để từ đó làm rõ nguyên nhân vì sao TNGT ở nước ta bị đánh giá thấp và tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm. Qua phân tích, bài nghiên cứu thấy rằng những quy định về TNGT (cụ thể là Nghị định 90/2013/NĐ-CP) chỉ bó hẹp nội dung trong phạm vi hẹp, chưa đề cập đầy đủ yêu cầu của TNGT và có sự thiên vị quyền lợi cho người thực hiện TNGT. Những quy định này đã dẫn đến tình trạng thay vì tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức dân sự bên ngoài hệ thống hành chính công giám sát hoạt động của các CQHC thì lại tạo cơ hội cho các CQHC tận dụng các quy định trong luật để né tránh TNGT. TNGT hiện nay được thực hiện chủ yếu trong nội bộ tổ chức dưới dạng TNGT hành chính và TNGT chính trị. Lý do những văn bản luật kém chất lượng vẫn còn tồn tại là do công tác xây dựng luật còn thiếu tính khách quan và ít có sự tham gia của người dân. Dựa trên kết quả đó, bài nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng TNGT của các CQHC nhà nước, thông qua kết hợp ba yếu tố gồm Phát triển xã hội dân sự để tạo thế cân bằng trong giám sát hoạt động của các CQHC nhà nước; Cải tiến công tác xây dựng luật để nâng cao tính hiệu lực thực thi; và Thực hiện đúng TNGT để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội.
- - 1 - CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi bật trong thời gian 20 năm qua. Với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 2109 USD (số liệu của Tổng cục Thống kê), Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình của thế giới. Cùng với đó trình độ dân trí, sức khỏe cũng như đời sống của người dân cũng đã được cải thiện rất nhiều. Kinh tế và xã hội phát triển đã dẫn đến nhu cầu cao hơn về mặt quản lý nhà nước, về trách nhiệm của các công chức trong thực thi nhiệm vụ và phòng chống tham nhũng. Nhận thức được nhu cầu này, Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc cải cách hành chính và hoàn thiện các thể chế liên quan. Một trong những biện pháp trong phòng chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các CQHC là thực thi TNGT. Ngày 8/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về TNGT của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Trước đó, trong hệ thống luật pháp Việt Nam, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm của các công chức nhà nước đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Chính quyền địa phương, Luật Báo chí, Luật phòng chống tham nhũng, Luật Cán bộ Công chức Việc hình thành một quy định riêng về TNGT được xem như là một biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chức trong các cơ quan nhà nước. Đồng thời, nghị định này cũng được mong đợi trở thành một công cụ pháp lý quan trọng cho người dân để tăng cường việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy vậy, việc thực hiện TNGT trên thực tế chưa có nhiều thay đổi. Trong Báo cáo nghiên cứu – khảo sát “Mức độ phản hồi của Cơ quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình của tổ chức công dân trên báo chí” do Bộ Ngoại giao Anh tài trợ thực hiện, mức độ phản hồi của các tổ chức, cơ quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân thông qua báo chí chỉ đạt 25% và trong số phản hồi đó 75% là các thông tin chung chung (cơ quan nhà nước sẽ tiếp thu, sẽ xử lý nhưng không có thông tin cụ thể). Con số trên phản ánh một mức độ giải trình rất thấp từ cơ quan nhà nước ra bên ngoài (Mai Phan Lợi và đ.t.g, 2013).