Luận văn Tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_tiep_can_tin_dung_cua_ho_ngheo_dan_toc_thieu_so_tru.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------ NINH THỊ HOÀNG YẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP Hồ Chí Minh – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------ NINH THỊ HOÀNG YẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright hay Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2016 Tác giả Ninh Thị Hoàng Yến
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Quế Giang đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉnh sửa luận văn trở nên hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đinh Vũ Trang Ngân, thầy Vũ Thành Tự Anh, thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Huỳnh Thế Du đã đưa ra những gợi ý và lời khuyên hữu ích cho đề tài thêm sáng tỏ. Xin cảm ơn toàn thể các thầy cô và nhân viên tại FETP đã truyền đạt kiến thức và dành sự quan tâm, tôn trọng tới tất cả học viên. Cảm ơn các bạn MPP7 đã hỗ trợ và chia sẻ, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt hai năm học. Quãng thời gian học tập tại FETP thực sự là quãng thời gian đáng nhớ đối với tôi. FETP đã giúp tôi thay đổi nhận thức và có thêm niềm tin. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn tại huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát cũng như thu thập dữ liệu phân tích. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình học này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian theo học tại FETP. Ninh Thị Hoàng Yến Học viên lớp MPP7, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
- -iii- TÓM TẮT Mặc dù Việt Nam được đánh giá có độ bao phủ tín dụng tốt so với các nước đang phát triển nhưng không phải mọi đối tượng đều được hưởng thành tựu này. Xét về khía cạnh thu nhập, hộ nghèo thường bị loại ra khỏi danh sách cung ứng của các tổ chức tín dụng. Xét về khía cạnh dân tộc, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) thường được vay số vốn ít hơn, chịu lãi suất cao hơn từ ít nguồn cung hơn so với hộ dân tộc Kinh. Tổng hợp hai vấn đề trên có thể cho rằng hộ nghèo DTTS là nhóm hộ bị hạn chế về tiếp cận tín dụng nhất. Thực hiện nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai – địa phương có tỷ lệ DTTS, tỷ lệ hộ nghèo đều ở mức cao so với cả nước và đa phần hộ nghèo là DTTS, tác giả rút ra một số vấn đề dẫn đến bất cập trong tiếp cận tín dụng của hộ nghèo DTTS dưới đây. Về khía cạnh nghèo, luận văn chỉ ra bốn nguyên nhân dẫn dến hạn chế tín dụng gồm: i) quy định ràng buộc khiến tài chính vi mô (nguồn cung hữu hiệu đối với hộ nghèo) không phát triển; ii) Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) hoạt động theo mô hình bao cấp khiến khả năng cho vay bị hạn chế; iii) kết quả rà soát nghèo sai lệch ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn chính sách của hộ nghèo vì ba lí do gồm thành tích giảm nghèo, bộ tiêu chuẩn rà soát thiếu hợp lý, cơ chế kiểm soát lỏng lẻo; iv) hộ nghèo thiếu tài sản thế chấp do thiếu hụt thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ và không có khả năng thanh toán tiền sử dụng đất. Về khía cạnh thiểu số luận văn chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến hạn chế tín dụng gồm: i) định kiến tộc người, trong đó nhóm DTTS tại chỗ - đặc biệt người Bahnar chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; ii) trình độ học vấn thấp do ba nguyên nhân đặc thù gồm rào cản ngôn ngữ, nghỉ học theo mùa, tảo hôn; iii) vốn xã hội hạn chế, thiếu thông tin tạo nên tâm lý e ngại vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất bốn nhóm chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho hộ nghèo DTTS nói riêng và hộ nghèo nói chung. Chính sách về phát triển nguồn cung: gỡ bỏ hạn chế về đối tượng gia nhập ngành và hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; gỡ bỏ trần lãi suất cho vay 05 nhóm ưu tiên; tái cơ cấu NHCSXH theo hướng thương mại hóa.
- -iv- Chính sách về rà soát hộ nghèo: xem xét lại việc đề ra chỉ tiêu giảm nghèo mỗi năm; điều chỉnh bộ tiêu chí rà soát nghèo; thiết lập cơ chế kiểm soát và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình rà soát nghèo. Chính sách về đất đai: miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở cho tất cả hộ nghèo; công khai, phổ biến mọi thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân xã và các buổi họp thôn. Chính sách về giáo dục: đẩy mạnh xóa mù chữ tại vùng DTTS; mở rộng loại hình trường DT nội trú/DT bán trú/bán trú dân nuôi đối với cấp tiểu học tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng địa phương, xây dựng đội ngũ giáo viên thông thạo tiếng bản địa; truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa bỏ định kiến như xây dựng khung pháp lý, chính sách tạo bình đẳng, giáo dục thay đổi nhận thức, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng...
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ ........................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh ........................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 5 2.1. Chuẩn nghèo .................................................................................................... 5 2.2. Chính sách cung ứng tín dụng cho hộ nghèo ................................................... 5 2.3. Thị trường tín dụng nông thôn ......................................................................... 6 2.4. Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo . 8 2.5. Tộc người và định kiến tộc người .................................................................... 9 2.6. Thiết kế và thực hiện nghiên cứu ................................................................... 11 CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................... 13 3.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 13 3.2. Nguồn cung tín dụng trên địa bàn .................................................................. 14 3.3. Một số đặc điểm hộ dân tộc thiểu số ............................................................ 16 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 4.1. Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ................ 19 4.1.1. Quy định ràng buộc cung tài chính vi mô ...................................................... 19 4.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động theo mô hình bao cấp ................... 21 4.1.3. Quy trình rà soát nghèo tồn tại nhiều bất cập ................................................ 23 4.1.4. Mức độ sở hữu sổ đỏ thấp .............................................................................. 28
- -vi- 4.2. Nguyên nhân chênh lệch tiếp cận tín dụng giữa các nhóm hộ theo dân tộc .. 30 4.2.1. Định kiến tộc người ....................................................................................... 30 4.2.2. Trình độ học vấn thấp .................................................................................... 34 4.2.3. Vốn xã hội hạn chế ........................................................................................ 38 CHƯƠNG 5. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................... 40 5.1. Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô trên thế giới ..................................... 40 5.2. Kết luận và khuyến nghị ................................................................................ 41 5.3. Hạn chế đề tài và khả năng phát triển tiếp theo ............................................. 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 46
- -vii- DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA Bộ LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh – Xã hội CARD Ngân hàng CARD - Philippine DT Dân tộc DTTS Dân tộc thiểu số GB Ngân hàng Grameen - Bangladesh NHPTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân RBI Ngân hàng Rakyat - Indonesia TC TCVM Tổ chức Tài chính Vi mô TTKVV Tổ Tiết kiệm và vay vốn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông World Bank Ngân hàng Thế giới
- -viii- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ............................ 8 Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu phân theo nhóm dân tộc .............................................................. 18 Bảng 4.2: So sánh thu nhập ước tính hai nhóm hộ theo kết quả bình xét nghèo ................. 24 Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm phân theo giai đoạn bắt đầu sử dụng đất ổn định ...................... 29 Bảng 4.4: Mức độ giao tiếp với DT kinh theo nhóm hộ DTTS ........................................... 31 Bảng 4.5: Tỷ lệ bỏ học của học sinh phân theo nhóm dân tộc ............................................ 36 Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức chính trị - xã hội phân theo nhóm dân tộc ................. 38 Biểu đồ 1.1: Chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hộ DT Kinh và DTTS ................... ..2 Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm dân tộc ........................................... 35 Hình 2.1: Phân đoạn nguồn cung ứng với thu nhập bên cầu ................................................. 8 Hình 2.2: Khung tương tác định kiến .................................................................................. 10 Hộp 4.1: Phát biểu về chính sách áp trần lãi suất ................................................................ 21 Hộp 4.2: Phát biểu về số tiền vay trung bình tại NHCSXH ................................................ 22 Hộp 4.3: Nông nô thời hiện đại ........................................................................................... 23 Hộp 4.4: Trả tiền để được “nghèo” ...................................................................................... 28 Hộp 4.5: Phát biểu về bất cập trong việc cấp sổ đỏ ............................................................. 30 Hộp 4.6: Định kiến và vốn vay ............................................................................................ 34 Sơ đồ 4.1: Quy trình rà soát hộ nghèo ................................................................................. 26