Luận văn Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_thai_do_doi_voi_rui_ro_anh_huong_den_quyet_dinh_mua.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THẢO UYÊN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã ngành: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Hữu Dũng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thảo Uyên
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ......................................................................... 3 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................. 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................ 3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ............................................................. 5 2.1.1 BHYT tư nhân: ....................................................................................... 5 2.1.2 BHYT nhà nước: ..................................................................................... 6 2.1.3 Sự khác nhau giữa BHYT nhà nước và BHYT tư nhân: ........................ 6 2.1.4 Quỹ BHYT: ............................................................................................. 8 2.1.5 Mô hình Bảo hiểm Y tế một số quốc gia: ............................................... 9 2.2 RỦI RO ........................................................................................................ 11 2.3 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO ...................................................................... 11 2.3.1 Lý thuyết về hữu dụng kỳ vọng. ........................................................... 11 2.3.2 Lý thuyết triển vọng .............................................................................. 14 2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỀM ........... 15 2.5 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: ........................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .............................................. 20 3.1 KHUNG PHÂN TÍCH: ............................................................................... 20
- 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 23 3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO. ................. 25 3.4 DỮ LIỆU .................................................................................................... 27 3.5 MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ TRONG MÔ HÌNH: ........................................... 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 36 4.1 TỔNG QUAN VỀ BHYT TẠI VIỆT NAM: ............................................. 36 4.1.1 Sự hình thành BHYT ở Việt Nam: ...................................................... 36 4.1.2 Hệ thống BHYT nhà nước ở Việt Nam: .............................................. 38 4.1.3 Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT: ............................. 39 4.1.4 Thực trạng BHYT tại Việt Nam: ........................................................ 40 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 45 4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát. ....................................................................... 45 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua BHYT: ....................................... 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .. PHỤ LỤC .
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội VARHS Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam KCB Khám chữa bệnh NSNN Ngân sách nhà nước NĐ 299/1992 Nghị định 299/HĐBT ngày 15 tháng 08 năm 1992của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ BHYT NĐ 47/1994 Nghị định 47/1994/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 1994của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của điều lệ của BHYT ban hành theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 08 năm 1992của Hội đồng Bộ trưởng NĐ 58/1998 Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT NĐ 63/2005 Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hànhĐiều lệ BHYT NĐ 62/2009 Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 Quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế QĐ 538/QĐ-TTG Quyết định 538/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 QĐ 1111/QĐ-BHXH Quyết định về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý số BHXH, thẻ BHYT
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: So sánh BHYT nhà nước và BHYT tư nhân Bảng 3.1: Đo lường hệ số rủi ro Bảng 3.2: Giá trị kỳ vọng của mỗi lựa chọn Bảng 3.3: Thống kê biến và dấu kỳ vọng của mô hình hồi quy Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ Bảng 4.2: Thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ tham gia BHYT Bảng 4.3: Thống kê đặc điểm kinh tếxã hội của hộ không tham gia BHYT Bảng 4.4: Thái độ đối với rủi ro và tỷ lệ tham gia BHYT của hộ Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ giải thích mô hình Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk1 và các biến khác Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk2 và các biến khác Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk3 và các biến khác Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan gồm biến risk4 và các biến khác Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Bảng 4.12: Kết quả hồi quy hệ số và sai số chuẩn Bảng 4.13: Kết quả hồi quy tác động biên và sai số chuẩn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Thái độ sợ rủi ro Hình2.2 : Thái độ yêu thích đối với rủi ro Hình 2.3: Thái độ trung lập đối với rủi ro Hình 2.4: Hàm giá trị giả thuyết (Hypothetical value funtion) Hình 3.1 Khung phân tích đối với quyết định mua BHYT ( yếu tố thái độ đối với rủi ro và các yếu tố khác) Hình 4.1: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT từ năm1993-2014
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Nội dung chương 1 giới thiệu tổng quát về đề tài: Đặt vấn đề vì sao cần thực hiện nghiên cứu, nêu rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp sử dụng giải quyết vấn đề nghiên cứu và trình bày bố cục của luận văn. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thái độ đối với rủi ro được xem là một trong những nhân tố tác động đến quá trình ra quyết định. Trên thế giới, nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến vấn đề này. Trong lĩnh vực tiêu dùng, Lusk và Coble (2005) đã nghiên cứu về thái độ với rủi ro tác động đến quyết định tiêu dùng các thực phẩm biến đổi gen. Trong lĩnh vực sức khỏe, Bernstein (2009), Monheit và Vistnes (2006), Donni (2010) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm y tế (BHYT) hay Anderson và Mellor (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro tác động đến việc hút thuốc, sử dụng chất uống có cồn. Finkelstein và cộng sự (2006) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và quyết định mua bảo hiểm. Tại Việt Nam, việc vận dụng thái độ đối với rủi ro như một trong những yếu tố để giải thích cho quá trình ra quyết định của các cá nhân vẫn còn mới mẻ. Có một số ít tác giả nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này như Phạm Khánh Nam (2013), hay Brouwer và cộng sự (2012) liên quan đến bảo hiểm rủi ro lũ lụt ở nông thôn. Bài nghiên cứu này tiếp tục mở rộng việc vận dụng thái độ đối với rủi ro như một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhân trong một lĩnh vực khác liên quan đến vấn đề sức khỏe, bảo hiểm y tế. Sức khỏe luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, dân số khỏe mạnh nâng cao chất lượng sống, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện tốt cho giáo dục, và tăng sức mạnh cộng đồng. Tại Việt Nam, BHYT được xem là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, góp phần chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính cho người
- 2 dân do chi phí y tế mang lại (Luật BHYT 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014). Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), trong 4 năm từ 2009-2012, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng từ 58,2% lên 66,8% (UBTVQH, 2013). Tuy nhiên, chỉ có nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT với tỷ lệ cao nhất (gần 70%), còn nhóm đối tượng tự nguyện có tỷ lệ tham gia thấp (chỉ 21%), ngay cả người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ kinh phí mua BHYT cũng chỉ đạt tỷ lệ 25%. Từ đó có thể thấy BHYT tại Việt Nam chủ yếu chỉ phổ biến trong bộ phận cán bộ, công nhân viên được cơ quan, doanh nghiệp mua bảo hiểm bắt buộc hoặc đối tượng được cấp bảo hiểm miễn phí theo luật định. Đại đa số người dân vẫn còn xa lạ với hình thức bảo hiểm y tế, họ chủ yếu dựa vào các thói quen truyền thống như tích góp, sự giúp đỡ qua lại trong gia đình, xóm giềng, các tổ chức đoàn thể để tự bảo vệ (Bùi Thế Cường, 1990; Quynh, 2003; Newman và cộng sự, 2012).Với những lợi ích thiết thực mà BHYT mang lại, việc tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT được xem là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT là một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thực hiện tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 (QĐ 538/QĐ-TTG). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã thực hiện kiểm định xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT như Jowett (2001), Ha và Leung (2010), Cuong (2011), Minh và cộng sự (2012), Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2012). Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố như tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, nơi ở, tình trạng sức khỏe. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực BHYT nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm định thái độ đối với rủi ro có hay không ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. Vì thế, nghiên cứu về thái độ với rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tại Việt Nam thật sự là vấn đề đáng quan tâm, góp phần đưa ra các giải pháp thiết thực giúp tăng tỷ lệ tham gia BHYT của người dân.
- 3 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường thái độ đối với rủi ro của các hộ gia đình và kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố thái độ với rủi ro đến quyết định mua BHYT trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu tác động thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua BHYT của hộ gia đình, sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ cuộc Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2012 (VARHS 2012) được thực hiện trải dài khắp cả nước tại 12 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam, Long An. Đề tài tập trung phân tích yếu tố về thái độ đối với rủi ro và các yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế xã hội như thu nhập, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và giáo dục, tổng số người trong hộ tác động đến quyết định mua BHYT. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: (i) Phương pháp phân tích thống kê các số liệu về tham gia BHYT ở các tỉnh thành. (ii) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình logit để xem xét yếu tố thái độ đối với rủi ro có tác động đến quyết định mua BHYT không và xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Chương 1: Giới thiệu những vấn đề cơ bản của luận văn bao gồm: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan về phương pháp thực hiện của đề tài. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: Các khái niệm liên quan đến BHYT, rủi ro, phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro qua lý thuyết hữu dụng
- 4 kỳ vọng (expected utility theory) và lý thuyết triển vọng (prospect theory), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm, các nghiên cứu liên quan về BHYT và thái độ đối với rủi ro. Chương 3: Trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu bao gồm: Khung phân tích đề tài, mô hình nghiên cứu, phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro, dữ liệu thực hiện nghiên cứu, và mô tả các biến số được sử dụng trong mô hình. Chương 4: Giới thiệu tổng quan về BHYT tại Việt Nam bao gồm: Sự hình thành BHYT tại Việt Nam, hệ thống BHYT nhà nước ở Việt Nam, thực trạng BHYT tại Việt Nam. Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu qua các thống kê mô tả và phân tích các kết quả hồi quy để đưa ra kết luận. Chương 5: Kết luận và đưa ra các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu. Tóm lược chương 1: Thái độ đối với rủi ro được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và đã được kiểm định trong các lĩnh vực khác nhau qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và quyết định mua BHYT vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Nghiên cứu này nhằm kiểm định quyết định mua BHYT có phụ thuộc vào thái độ đối với rủi ro không và các yếu tố khác tác động đến quyết định mua BHYT.