Luận văn Tác động của sự khác biệt khuôn khổ kế toán tới kết quả đánh giá các Ngân hàng Thương mại theo hệ thống Camels tại Việt Nam

pdf 66 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của sự khác biệt khuôn khổ kế toán tới kết quả đánh giá các Ngân hàng Thương mại theo hệ thống Camels tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tac_dong_cua_su_khac_biet_khuon_kho_ke_toan_toi_ket.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Tác động của sự khác biệt khuôn khổ kế toán tới kết quả đánh giá các Ngân hàng Thương mại theo hệ thống Camels tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CHU THỊ HOÀNG OANH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT KHUÔN KHỔ KẾ TOÁN TỚI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO HỆ THỐNG CAMELS TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CHU THỊ HOÀNG OANH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT KHUÔN KHỔ KẾ TOÁN TỚI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO HỆ THỐNG CAMELS TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn với mức độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2016 Tác giả Chu Thị Hoàng Oanh
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị Quế Giang, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cô đã nhiệt tình đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung để nội dung luận văn được phù hợp với yêu cầu của bài nghiên cứu chính sách công. Trong suốt hai năm học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi đã nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như được cảm nhận phương pháp giảng dạy mang tính dân chủ, khuyến khích người học thể hiện quan điểm cá nhân một cách thoải mái. Vì vậy, qua đây tôi cũng mong muốn được bày tỏ lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo đã và đang tận tâm truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các thế hệ học viên FETP. Cảm ơn các Anh Chị ở bộ phận Đào tạo, Thư viện và Phòng máy đã nhiệt tình hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học tập tại Chương trình. Cảm ơn tập thể lớp MPP7, các Anh Chị Bạn Em đã sát cánh cùng tôi trong suốt hai năm vừa qua và chia sẻ, động viên nhau cùng nỗ lực vượt qua các trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cảm ơn các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ và tạo điều kiện cho tôi phát huy tối đa nguồn lực để hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2016 Tác giả Chu Thị Hoàng Oanh
  5. -iii- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ......................................................................................... vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi chính sách ................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5. Bố cục luận văn ........................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ SỐ CAMELS VÀ KHUÔN KHỔ KẾ TOÁN VIỆT NAM SO VỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ................................................ 5 2.1. Hệ thống chỉ số CAMELS ........................................................................................... 5 2.1.1. Giới thiệu về hệ thống chỉ số CAMELS ............................................................... 5 2.1.2. Mục tiêu xây dựng hệ thống chỉ số CAMELS ...................................................... 6 2.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống chỉ số CAMELS ................................................ 8 2.1.4. Áp dụng hệ thống chỉ số CAMELS ở Việt Nam ................................................. 11 2.2. Sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) so với hệ thống chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế (IFRS) ................................................................ 16 2.2.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống chuẩn mực kế toán ....................................... 16 2.2.2. Kết quả đánh giá về IFRS của các nghiên cứu đi trước ...................................... 17
  6. -iv- 2.2.3. Tổng quan về sự khác biệt giữa VAS và IFRS ................................................... 19 2.2.4. Một số khác biệt giữa VAS và IFRS ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của NHTM trong hệ thống chỉ số CAMELS ....................................................................... 21 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHTM THEO HỆ THỐNG CAMELS DỰA TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC LẬP THEO VAS VÀ IFRS ............................................................... 29 3.1. Ngân hàng A và tác động của sự can thiệp bằng văn bản đối với kết quả phân loại nợ theo VAS của NHNN ....................................................................................................... 29 3.2. Ngân hàng B và tác động từ chính sách ưu tiên đối với các NHTM có vốn nhà nước của NHNN ........................................................................................................................ 33 3.3. Ngân hàng C và việc duy trì tỷ lệ nợ xấu mục tiêu 3% theo yêu cầu của NHNN ..... 37 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 43 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 43 4.2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47 PHỤ LỤC: PHÂN HẠNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TỪNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH CAMELS THEO NCUA (2007) VÀ FIDC (2014) ............................................................. 51
  7. -v- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ABBank Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Asian Commercial Bank ALM Quản lý tài sản-công nợ Asset-Liability Management BaoVietBank Ngân hàng TMCP Bảo Việt BCTC Báo cáo tài chính Financial Statements BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio DaiABank Ngân hàng TMCP Đại Á DN Doanh nghiệp Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Vietnam Export Import Nam Commercial Joint Stock Bank IAS Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Accounting Standards IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Accounting Standards Board IASC Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Accounting Standards Committee ICSS Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Internal Credit Scoring System IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế International Financial Reporting Standards IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế International Monetary Fund Habubank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HĐQT Hội đồng quản trị KienLongBank Ngân hàng TMCP Kiên Long LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt MB Ngân hàng TMCP Quân đội Military Bank MDBank Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong MHB Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Mekong Housing Bank bằng Sông Cửu Long
  8. -vi- Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Maritime Bank NamABank Ngân hàng TMCP Nam Á NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank of Vietnam NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước State Owned Commercial Bank OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam PGBank Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PVFC Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVComBank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SeABank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Commercial Bank SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội TCTD Tổ chức tín dụng Credit Institution Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TMCP Thương mại Cổ phần VAMC Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Vietnam Asset Việt Nam Management Company VAS Chuẩn mực Kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standards Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu VIB Ngân hàng Quốc tế Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WB Ngân hàng Thế giới World Bank
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Xếp hạng tổng quát của các TCTD theo hệ thống CAMELS Bảng 2.2: Xếp loại các ngân hàng TMCP theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN Bảng 2.3: Thang điểm các chỉ tiêu xếp loại theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN Bảng 2.4: Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới tính đến 30/06/2012 Bảng 2.5: Tình hình áp dụng IAS/IFRS trong khu vực Đông Nam Á Bảng 3.1: Chi tiết kết quả xếp loại Ngân hàng A năm 201X-1 Bảng 3.2: Chi tiết kết quả xếp loại Ngân hàng B năm 2014 Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng C giai đoạn 2011-2013 Bảng 3.4: Chi tiết kết quả xếp loại Ngân hàng C năm 2014 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng A năm 201X-1 Hình 3.2: Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ theo từng nhóm của Ngân hàng A năm 201X-1 Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 của Ngân hàng B Hình 3.4: Một số chỉ tiêu tài chính tại thời điểm 31/12/2014 của Ngân hàng B Hình 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng C giai đoạn 2011-2014 Hình 3.6: Dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng C giai đoạn 2011-2014 Sơ đồ 1: Quy trình trích lập dự phòng tín dụng của NHTM theo IAS/IFRS Sơ đồ 2: Tác động của sự khác biệt trong ghi nhận dữ liệu theo các hệ thống chuẩn mực tới kết quả đánh giá theo CAMELS
  10. -viii- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác động của sự khác biệt khuôn khổ kế toán áp dụng trong việc ghi nhận, lập các báo cáo tài chính (BCTC) tới tính chính xác trong kết quả đánh giá mức độ an toàn, vững mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) theo hệ thống CAMELS ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất những chính sách phù hợp để gia tăng mức độ hiệu quả hoạt động giám sát và đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động, thực trạng của hệ thống các NHTM Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để phân tích kết quả đánh giá theo CAMELS dựa trên các bộ BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của ba NHTM đại diện cho ba vấn đề chính còn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả phân tích cho thấy, chênh lệch giữa kết quả đánh giá theo CAMELS của các NHTM khi sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo VAS và IFRS xuất phát từ những nguyên nhân chủ đạo gồm: (i) khác biệt trong khuôn khổ kế toán mà các NHTM đang áp dụng để lập, trình bày báo cáo tài chính, đặc biệt là vấn đề xác định giá trị hợp lý của danh mục tín dụng và danh mục đầu tư tài sản tài chính; (ii) sự can thiệp bằng văn bản chỉ đạo của các cơ quan hữu quan về một số ưu đãi trong phân loại nợ và trích lập dự phòng các khoản cho vay các đối tượng đặc biệt; (iii) chính sách duy trì tỷ lệ nợ xấu mục tiêu 3% (áp dụng đối với mọi NHTM) thông qua thúc đẩy các NHTM bán nợ xấu cho VAMC với những điều kiện ràng buộc trách nhiệm chịu rủi ro vẫn thuộc về các NHTM trong khi vẫn phê duyệt đề xuất nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Do vậy, luận văn đề xuất một số chính sách dưới đây. Thứ nhất, NHNN nên yêu cầu tất cả các NHTM lập song song hai bộ BCTC theo VAS và theo IFRS đồng thời nộp kết quả tự đánh giá theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN tương ứng số liệu được trình bày trong hai bộ báo cáo trên. Bên cạnh đó, NHNN cần nhanh chóng thiết lập lộ trình áp dụng hệ thống IFRS/IAS đối với việc ghi nhận, lập các báo cáo tài chính của các NHTM phù hợp thực trạng ở Việt Nam hiện nay và gắn liền với lộ trình triển khai Basel II để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống NHTM lành mạnh, hoạt động an toàn, phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế vào năm 2020 như Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 đã đề ra.