Luận văn Tác động của ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển

pdf 72 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 70
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tac_dong_cua_nguong_lam_phat_den_tang_truong_o_cac.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Tác động của ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  LÂM THÚY NHI TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỠNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  LÂM THÚY NHI TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỠNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Lâm Thúy Nhi
  4. Mục Lục TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ....................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4 2.1 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................................................. 4 2.1.1. Lạm phát ................................................................................................................................ 4 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................... 6 2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ............................................... 7 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ............................................... 11 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 26 3.1 Mô hình kinh tế lượng: ........................................................................................................... 27 3.2 Loại bỏ các ảnh hưởng cố định: .......................................................................................... 28 3.3 Ước tính ....................................................................................................................................... 29 3.4 Mô hình áp dụng ....................................................................................................................... 30 3.5 Dữ liệu và biến ........................................................................................................................... 32 3.5.1 Dữ liệu: ................................................................................................................................. 32 3.5.2 Biến ........................................................................................................................................ 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 39 4.1 Mô hình ngưỡng lạm phát và tăng trưởng ở các nước phát triển: ........................ 39
  5. 4.2 Mô hình ngưỡng lạm phát và tăng trưởng ở các nước đang phát triển: ............. 43 4.3 Mô hình ngưỡng lạm phát và tăng trưởng ở 5 quốc gia ASEAN: ........................... 45 Liên hệ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Asean và Việt Nam . 48 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 61
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: So sánh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá điều chỉnh (GDP) ...... 05 Bảng 2.2: Tổng hợp quan điểm của một số lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát – tăng trưởng ............................................................................................ 11 Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy với 49 quốc gia phát triển ............................................................................................................ 33 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy với 70 quốc gia đang phát triển ................................................................................................... 34 Bảng 3.3: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy, nguồn số liệu ....................... 35 Bảng 4.1: Kết quả ước lượng mô hình ngưỡng cho các nước phát triển ............... 39 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng mô hình ngưỡng cho các nước đang phát triển ....... 43 Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình ngưỡng cho 5 nước Asean ........................ 46 Bảng 4.4: Thống kê dữ liệu lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 – 2013 ............................................................................................................ 52
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Phân bổ lạm phát với mẫu 70 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1984 – 2013 ......................................................................................................................... 37 Hình 3.2: Phân phối semi-log của lạm phát với mẫu 70 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1984 – 2013 ............................................................................................. 38 Hình 4.1: Cấu trúc khoảng tin cậy của mô hình ngưỡng (p=t) của các nước phát triển.......................................................................................................................... 42 Hình 4.2: Cấu trúc khoảng tin cậy của mô hình ngưỡng (p=1) của các nước phát triển.......................................................................................................................... 42 Hình 4.3: Cấu trúc độ tin cậy của mô hình ngưỡng (p=t) của các nước đang phát triển.......................................................................................................................... 44 Hình 4.4: Cấu trúc độ tin cậy của mô hình ngưỡng (p=1) của các nước đang phát triển.......................................................................................................................... 44 Hình 4.5: Cấu trúc độ tin cậy của mô hình ngưỡng (p=t) của các nước Asean ..... 47 Hình 4.6: Cấu trúc độ tin cậy của mô hình ngưỡng (p=1) của các nước Asean .... 47 Hình 4.7: Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2013 ............................................................................................................. 52
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu dựa trên mô hình ngưỡng động dữ liệu bảng của Kremer và các cộng sự (2013) để ước tính các ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn. Dựa trên các nghiên cứu của Hansen (1999) và Caner & Hansen (2004), mô hình ngưỡng động dữ liệu bảng cho phép việc ước lượng các tác động của ngưỡng với dữ liệu bảng ngay cả trong trường hợp các hồi quy nội sinh. Phân tích thực nghiệm dựa trên một bộ dữ liệu bao gồm 49 quốc gia phát triển và 70 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1984 - 2013. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy ngưỡng lạm phát ở các quốc gia phát triển là 1,07% và ở các quốc gia đang phát triển là 10,64%. Áp dụng mô hình ngưỡng động cho 5 quốc gia ASEAN thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1994 -2013 cho thấy ngưỡng lạm phát là 5,9%.
  9. 2 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU Mục tiêu chính của các chính sách vĩ mô là tạo dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững với một tỷ lệ lạm phát nhất định, nghĩa là một tỷ lệ lạm phát cần thiết để “bôi trơn các bánh xe của nền kinh tế” (Temple, 2000). Chính vì vậy, chính phủ cần hiểu rõ được mối quan hệ giữa lạm phát và phát triển kinh tế để có thể thiết lập những chính sách phù hợp. Nếu lạm phát tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, các nhà làm chính sách nên hướng đến việc giảm tỷ lệ lạm phát hoặc nếu lạm phát tăng giúp nền kinh tế phát triển tốt thì các nhà làm chính sách nên duy trì mức lạm phát này. Vậy tỷ lệ lạm phát bao nhiêu là phù hợp? Hay nói cách khác, tại tỷ lệ lạm phát nào thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có sự đổi chiều. Kể từ nghiên cứu của Fisher (1993), hàng loạt các nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng ra đời mà ở đó các nhà nghiên cứu tìm thấy được mối quan hệ đồng biến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế khi tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và mối quan hệ nghịch biến khi tỷ lệ lạm phát ở mức cao. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng nhiều mô hình khác nhau cùng với những mẫu dữ liệu đa quốc gia để tìm ra được mức ngưỡng lạm phát phù hợp hay một mức lạm phát tối ưu mà tại thấy có thể thấy được dấu hiệu chuyển đổi từ tác động tích cực sang tiêu cực để từ đó các nhà hoạt định chính sách sẽ có những thay đổi phù hợp nhằm đạt được các mục đích phát triển bền vững. Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm ước lượng mức ngưỡng của lạm phát mà ở đó lạm phát có thể không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình ngưỡng động dữ liệu bảng của Kremer và cộng sự (2013) trong bài viết “Inflation and Growth: New Evidence Form A Dynamic Panel Threshold Analysis” cho 49 quốc gia đang phát triển và 70 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1984 – 2013. Đồng thời, bài viết áp dụng dữ
  10. 3 liệu cho 5 quốc gia đang phát triển trong khối ASEAN (trong đó có Việt Nam) để tìm ra mức ngưỡng lạm phát chung của 5 quốc gia này. Chương 2 của bài viết sẽ nêu lại các sơ sở lý thuyết theo những trường phái khác nhau. Sau đó, bài viết sẽ sơ lược qua các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chương 3 của bài viết sẽ tập trung vào phần phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Phần này sẽ giới thiệu về dữ liệu, các biến sử dụng trong mô hình, bảng thống kê dữ liệu, các mô hình áp dụng, cách thức sử dụng mô hình. Chương 4 đưa ra kết quả nghiên cứu đạt được và thảo luận kết quả, phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển, từ đó liên hệ về mối quan hệ giữ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Chương 5 tổng kết và kết luận những kết quả đã đạt được của bài nghiên cứu cũng như đưa ra các hạn chế còn tồn tại trong bài nghiên cứu.