Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển

pdf 84 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den_o_nhie.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** TRẦN THỊ HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** TRẦN THỊ HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Học viên Trần Thị Huyền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 3 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 5 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN .................................... 7 2.3. KHUNG PHÂN TÍCH................................................................................. 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................... 22 3.1.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 22 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 24 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 25 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................. 30
  5. 3.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 36 4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................... 36 4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY .................................................................................. 50 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................... 50 4.3.2. Kết quả hồi quy ..................................................................................... 51 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 63 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 63 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................... 64 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ARDL Autoregressive Distributed Lag – Mô hình phân phối trễ tự hồi quy CO2 Carbon dioxide – Khí Cacbonic EKC Environmental Kuznets Curve – Đường cong môi trường Kuznets EU European Union – Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effects Model – Mô hình tác động cố định FGLS Feasible Generalized Least Squares – Bình phương bé nhất tổng quát FMOLS Fully Modified Ordinary Least Square – Bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa GNI Gross National Income – Thu nhập quốc dân MV Manufacturing Value Add – Giá trị ngành sản xuất tăng thêm OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Squares – Bình phương bé nhất REM Random Effects Model – Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên VECM Vector Error Correction Model – Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số WB World Bank – Ngân hàng thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm lược kết quả tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường ................. 15 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu .............................................................. 24 Bảng 3.2: Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu ......................................................... 26 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của các quốc gia nghiên cứu (1971 – 2010) ........ 36 Bảng 4.2: Lượng phát thải CO2 bình quân, tiêu thụ năng lượng bình quân, thu nhập bình quân và tỷ lệ FDI/ GDP..................................................................................... 44 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 45 Bảng 4.4: Thống kê mô tả theo khu vực ................................................................... 45 Bảng 4.5: Thống kê mô tả theo giai đoạn ................................................................. 47 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 51 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy Pooled OLS .................................................................... 52 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy FEM ............................................................................... 53 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy REM ............................................................................... 54 Bảng 4.10: Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................... 56 Bảng 4.11: Kiểm định tự tương quan ........................................................................ 56 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng FGLS ....................................................................... 57
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Đường cong môi trường EKC ..................................................................... 6 Hình 2.2: Khung phân tích ........................................................................................ 19 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 34 Hình 4.1: Lượng phát thải CO2 bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ............................................................................................... 41 Hình 4.2: Tiêu thụ năng lượng bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ............................................................................................... 42 Hình 4.3: Thu nhập bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ............................................................................................................... 43 Hình 4.4: Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ............................................................................................... 43 Hình 4.5: Đồ thị Histogram các biến số .................................................................... 50
  9. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Nội dung Chương 1 sẽ trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 cũng sẽ trình bày tổng quát về bố cục của luận văn. 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến tình hình kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ của các quốc gia tiếp nhận đầu tư là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thông qua việc tham khảo kết quả nghiên cứu, các quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể điều chỉnh các chính sách thu hút nhằm tăng cường các kênh tác động tích cực của FDI cũng như hạn chế bớt những tác động tiêu cực mà dòng vốn này mang lại. Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường, kinh tế xanh đang là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới nên tác động của FDI đến môi trường là một vấn đề rất được các quốc gia tiếp nhận đầu tư quan tâm. Vậy FDI có tác động tích cực hay tiêu cực đến môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư? Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đi tìm đáp án cho câu hỏi trên tuy nhiên đến nay thì các kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy được sự nhất quán trong việc xác định chiều hướng tác động của FDI đến môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu của Cole và Elliott (2005), Cole và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2013) đã cho thấy việc dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia càng nhiều sẽ khiến gia tăng lượng phát thải ô nhiễm từ đó làm trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm môi trường. Các tác giả như Kirkulak và cộng sự (2011), Lan và cộng sự (2012), Atici (2012) thì lại cho rằng các dòng vốn FDI và ô nhiễm môi trường hoàn toàn không có tương quan với nhau, thậm chí trong dài hạn thì sự hiện diện của FDI còn giúp giảm phát thải ô nhiễm thông qua quá trình thay đổi công nghệ và cải tiến kỹ thuật xử lý ô nhiễm. Trong khi chiều hướng tác động của FDI lên môi trường vẫn còn đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu thì các quốc gia hiện vẫn đang ra sức thu hút
  10. 2 nguồn vốn FDI và trên thực tế thì FDI cũng đã mang lại tác động tích cực cho quốc gia tiếp nhận đầu tư (đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển) thông qua các kênh như chuyển giao nguồn lực, lan tỏa công nghệ, bổ sung nguồn ngoại tệ Song song với những thành tựu về tăng trưởng kinh tế thì Olivier và cộng sự (2014) cho rằng lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác đã tăng nhanh gấp hai lần trong thập niên đầu của thế kỷ 21 và nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là đến từ việc đốt các nguồn nguyên liệu hóa thạch (chủ yếu là than đá). Theo kết quả thống kê của các tác giả thì Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển là vùng sử dụng nhiều than đá nhất để phục vụ cho các nhà máy điện, nơi mà các công ty đặt nhà máy để sản xuất nhưng các sản phẩm làm ra chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU. Trước thực trạng dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ngày càng tăng và sự gia tăng trong phát thải ô nhiễm ở các quốc gia này thì liệu FDI có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp chất lượng môi trường ở những nước đang phát triển? Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một bằng chứng thực nghiệm nhằm góp phần giải đáp cho câu hỏi nêu trên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đo lường tác động của dòng vốn FDI đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời được câu hỏi nghiên cứu sau đây: “Dòng vốn FDI có tác động như thế nào đến phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển”.