Luận văn Sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh Cà Phê ở Tây Nguyên: Nghiên cứu tình huống tại tỉnh Đắk Lắk

pdf 88 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh Cà Phê ở Tây Nguyên: Nghiên cứu tình huống tại tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_sinh_ke_ben_vung_cua_nguoi_dan_trong_giai_doan_tai.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh Cà Phê ở Tây Nguyên: Nghiên cứu tình huống tại tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ CẨM NHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CANH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ CẨM NHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CANH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn đầy đủ và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hay Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Tp. HCM, tháng 08 năm 2017. Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Đinh Công Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn và khích lệ tôi thực hiện đề tài này. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình với những kinh nghiệm quý báu của Thầy, tôi đã hoàn thành luận văn kể cả trong điều kiện khó khăn nhất. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức thông qua các bài giảng vô cùng hữu ích và thực tế tại Chương trình. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Anh Trương Minh Hòa, Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc và các Anh/Chị tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi về kỹ thuật cũng như các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện luận văn. Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Thanh Thái đã vô cùng nhiệt tình hỗ trợ tôi về tin học, chỉ dẫn nhiều công cụ hữu ích trong quá trình trình bày luận văn. Thứ tư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh/chị, bạn bè đồng khóa MPP8, đã hỗ trợ động viên giúp đỡ tôi hoàn thànhề đ tài nghiên cứu. Thứ năm, tôi xin cảm ơn đến toàn thể các cán bộ khuyến nông tại các xã, phường được chọn để thực hiện khảo sát đãỗ h trợ giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp xúc với các hộ dân. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi có thể hoàn thành khóa học tập trung tại Chương trình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2017. Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
  5. iii TÓM TẮT Cây cà phê là cây trồng chủ lực về kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên. Không chỉ chiếm gần 90% diện tích trồng trọt của cả nước, cây cà phê còn đem lại nguồn thu nhập chính và giúp cải thiện đời sống người dân nơi đây. Theo thống kê chính thức từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2020 sẽ có khoảng 15.71% diện tích cà phê sẽ bị già cỗi, và giảm 1/3 năng suất so với thời kỳ kinh doanh, đòi hỏi phải được thay thế. Tuy nhiên, tái canh là một quá trình kéo dài, gây gián đoạn nguồn thu nhập, và ảnh hưởng trầm trọng đến sinh kế của các hộ dân, đặc biệt là các hộ độc canh cà phê. Giải quyết bài toán sinh kế cho người dân trong thời gian tái canh sẽ thúc đẩy quá trình tái canh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn; giúp tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đồng thời, đây là một cơ hội tốt để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi giống cây mới một cách đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khẳng định vị trí thương hiệu cà phê của tỉnh. Kết quả nghiên cứu bằng điều tra khảo sát thực tế dựa trên khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID, 2004) cho thấy sinh kế của các hộ dân tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt với nhiều bối cảnh dễ gây tổn thương, xuất phát từ dịch bệnh, nguồn nước khan hiếm, hạn hán kéo dài và tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp. Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng kỹ năng lao động còn kém, trình độ học vấn thấp, chưa đầu tư đúng mực cho giáo dục. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quá trình tái canh là các hộ dân buộc phải luân canh cải tạo đất. Đã có nhiều chính sách giúp cải thiện sinh kế trong thời gian tái canh tận dụng sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp và các cấp chính quyền, đoàn thể gồm chính sách giống, kỹ thuật và tín dụng ưu đãi nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo nguồn sinh kế trong giai đoạn tái canh, cần phải điều chỉnh chính sách nhằm giảm tính dễ tổn thương của các hộ dân, đồng thời duy trì hoặc bổ sung thêm nguồn sinh kế thay thế mới hiệu quả hơn. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của chính quyền và các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, tác giả đề xuất các chính sách sau: (i) chính sách tài chính: cần có chính sách tín dụng ưu đãi riêng cho nhóm đối tượng buộc phải luân canh cải tạo đất trước khi tái canh vườn cà phê; (ii) chính sách về giống: cơ chế quản lý nguồn giống hỗ trợ thận trọng hơn, chú trọng tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng của các cơ sở ươm giống; (iii) tăng cường các kênh chia sẻ, phổ biến thông tin, giảm tình trạng bất cân xứng thông tin trong chương trình tín
  6. iv dụng ưu đãi; và (iv) chính sách đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông đến các thôn, buôn, tổ dân phố từ các cán bộ chính quyền đến các tổ chức đoàn thể phi lợi nhuận, (v) đầu tư phát triển các mô hình khuyến nông hiệu quả cao về kinh tế, tạo cơ hội để các hộ dân được nâng cao kỹ năng canh tác, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trồng trọt.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách .................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên ức u ................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5 Bố cục luận văn ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ... 4 2.1. Các khái niệm ............................................................................................................. 4 2.2 Khung phân tích sinh kế .............................................................................................. 4 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................ 9 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 9 2.3.2. Các nghiên cứu quốc tế ..................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 12 3.1 Địa bàn nghiên cứu .................................................................................................... 12 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội .................................................................................. 12 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 13 3.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 14 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 14 3.2.2 Thiết kế bảng hỏi ................................................................................................ 15 3.2.3. Cách thức và quy trình chọn mẫu khảo sát ....................................................... 15 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DIỆN TÁI CANH CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN ĐẾN 2020 ..................................................... 20 4.1 Nguồn lực tự nhiên .................................................................................................... 20
  8. vi 4.2 Nguồn lực con người ................................................................................................. 23 4.3 Nguồn lực xã hội: ...................................................................................................... 25 4.4 Nguồn lực tài chính ................................................................................................... 27 4.5 Nguồn lực vật chất ..................................................................................................... 27 4.6 Các chương trình hỗ trợ tái canh ............................................................................... 29 4.7 Bối cảnh dễ tổn thương............................................................................................. 35 4.8 Các chiến lược sinh kế ............................................................................................... 36 4.9 Kết quả sinh kế .......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 39 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 39 5.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 39 5.2.1 Về nhóm giải pháp chính sách tín dụng ............................................................. 40 5.2.2 Chính sách về giống ........................................................................................... 40 5.2.3 Chính sách hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................. 41 5.2.4 Công tác chia sẻ và phổ biến thông tin .............................................................. 41 5.2.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ................................................................... 41 5.3 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 41 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 44
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh KHKT NLN Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà nước NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TDP Tổ dân phố UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC BẢNG Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 14 Bảng 3.1: Diện tích cà phê và diện tích tái canh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk ........................... 15 Bảng 3.2: Quy mô tái canh cây cà phê ở các huyện tỉnh Đắk Lắk ................................... 16 Bảng 3.3: Thống kê số mẫu điều tra .............................................................................. 18