Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam

pdf 99 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhung_nhan_to_anh_huong_den_da_dang_hoa_thu_nhap_ho.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ LÊ THÚY VI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ LÊ THÚY VI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam '' là nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Luận văn ĐỖ LÊ THÚY VI
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ - 1 - 1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................... - 1 - 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... - 3 - 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ - 3 - 1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ - 4 - 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................... - 5 - CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... - 6 - 2.1 Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods framework - SLF) .............. - 6 - 2.2 Đa dạng hóa sinh kế và đa dạng hóa thu nhập ........................................................ - 10 - 2.3 Các thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn ................................................. - 11 - 2.4 Đo lường đa dạng thu nhập ........................................................................................ - 14 - 2.5 Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... - 17 - CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. - 29 - 3.1 Tổng quan về nông thôn Việt Nam .............................................................................. - 29 - 3.2 Khung phân tích ........................................................................................................... - 32 - 3.3 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ - 39 -
  5. 3.4 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... - 42 - 3.5 Phương pháp và mô hình nghiên cứu.......................................................................... - 47 - CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... - 50 - 4.1 Thành phần thu nhập ................................................................................................... - 50 - 4.2 Các đặc trưng cơ bản của biến .................................................................................... - 53 - 4.3 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ........................................................................... - 58 - CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. - 67 - 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ - 67 - 5.2 Gợi ý chính sách ........................................................................................................... - 69 - 5.3 Hạn chế của đề tài ....................................................................................................... - 73 - 5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... - 74 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. - 76 - PHỤ LỤC ............................................................................................................ - 81 - Phụ lục 1. Bảng mô tả chi tiết biến .................................................................................... - 81 - Phụ lục 2. Mô tả biến ......................................................................................................... - 87 - Phụ lục 3. Bảng thống kê số xe trong mỗi hộ ..................................................................... - 88 - Phụ lục 4. Bảng thống kê số điện thoại trong mỗi hộ ........................................................ - 89 - Phụ lục 5. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ................................................................ - 90 -
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt DFID Department for International Bộ phát triển quốc tế Vương Development, U.K quốc Anh FAO Food and Agriculture Tổ chức nông lương của Liên Organization of the United Hiệp Quốc Nations GSI Gini – Simpson Index chỉ số Gini – Simpson HI Herfindahl Index chỉ số Herfindahl – Simpson NYSPC Number of income sources Số lượng các nguồn thu nhập per capita bình quân đầu người RNFE The Rural Non-Farm Nền kinh tế phi nông nghiệp Economy nông thôn SLF Sustainable livelihoods Khung sinh kế bền vững framework VARHS Vietnam Access to Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ Resources Household Survey gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS Vietnam Household Living Khảo sát mức sống hộ gia đình Standards Survey Việt Nam VND Vietnamese Dong Đồng Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ......... -25- Bảng 3.1: Vùng phân bố mẫu điều tra .. -43- Bảng 4.1. Thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn ... -50- Bảng 4.2. Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ hộ ..-55- Bảng 4.3 Bảng thống kê số lượng lao động trong hộ . ... -56- Bảng 4.4. Mô hình không giới hạn cho các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập ... -59- Bảng 4.5. Mô hình các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập (lặp lần 1) .. -60- Bảng 4.6. Mô hình giới hạn cho các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập -61-
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững . . -7- Hình 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập .-38- Hình 4.1. Sự phân bố mức độ đa dạng hóa ...-54- Hình 4.2 Sự phân bố tuổi của chủ hộ -55-
  9. TÓM TẮT Đa dạng hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Dựa trên nền tảng của lý thuyết về khung sinh kế bền vững, nghiên cứu xem xét các nhân tố vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tự nhiên, nhân tố đẩy và nhân tố kéo trong tác động của nó đối với đa dạng hóa thu nhập. Bằng mô hình hồi qui tobit, nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 để cho ra các kết quả sau: Các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam là tuổi tác, học vấn và dân tộc của chủ hộ, số lao động và trình độ học vấn của lao động, khoảng cách đến đường và đến nơi tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm, có tham gia Đảng CSVN, sự thay đổi của diện tích đất, diện tích nhà và địa bàn sống có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Trong khi đó, các nhân tố được kỳ vọng là giới tính, các tài sản riêng của hộ như xe và điện thoại, tổng mức tín dụng và mức độ thiệt hại từ các cú sốc đã không có ý nghĩa thống kê.
  10. - 1 - CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp với hơn 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do nền nông nghiệp chưa tiến bộ nên còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cũng như thị trường, dẫn đến rủi ro trong vấn đề biến động thu nhập của các hộ gia đình nông thôn là rất lớn. Đa dạng hóa thu nhập là một trong những chiến lược sinh kế quan trọng giúp giảm thiểu biến động thu nhập của các hộ gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay. Chương mở đầu sẽ trình bày khái quát bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài, từ đó đưa ra các mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, đồng thời trình bày tóm lược các phương pháp, dữ liệu và phạm vi nghiên cứu. 1.1 Giới thiệu Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp trên cả nước là 26.371,5 nghìn ha, chiếm 79,67% tổng diện tích đất đai và 60,8 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số) tạo ra gần 37,2 triệu lao động nông thôn và lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8% tổng lao động cả nước. Với nguồn lực đất đai và lao động dồi dào, tuy vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng mức. Năng suất lao động trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp thấp nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người và mức chi tiêu bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đều thấp hơn thành thị. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn gần gấp ba lần so với tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị (Tổng Cục Thống kê, 2013). Hiện nay, hầu hết dân nghèo ở nông thôn Việt Nam đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Do các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn lạc hậu, cho nên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thời tiết nên với tác động của việc biến đổi