Luận văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

pdf 103 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_den_hieu_qua_san_xua.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN THỚI LAI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Hướng dẫn khoa học Lớp: Quản lý kinh tế - Cần Thơ GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh Học viên: Ký Kim Châu Mã số: 7701231605 Tháng 02 năm 2016 i
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................ 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .......................................................... 5 2.1. Hiệu quả sản xuất .................................................................................................... 5 2.2 Kỹ thuật sản xuất ...................................................................................................... 5 2.3 Hiệu quả kỹ thuật ..................................................................................................... 6 2.4 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất.................................................................. 7 2.5 Các khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ có liên quan ..................................... 8 2.6 Tổng quan các kết quả thực nghiệm ..................................................................... 11 2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................................................. 16 2.7.1 Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ......................................... 16 2.7.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội và kỹ thuật sản xuất giải thích sự biến động của năng suất ................................................................................................................................ 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 20 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 21 3.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................................... 21 3.1.2 Số liệu sơ cấp ...................................................................................................... 21 3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................................ 22 3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 22 3.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................................................ 22 3.3 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu ..................................................................... 23 i
  3. 3.4 Tiến trình thực hiện nghiên cứu đề tài ................................................................... 25 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..27 4.1 Giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất lúa của huyện Thới Lai ................... 27 4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa ......................... 31 4.2.1 Thông tin nông hộ ............................................................................................... 31 4.2.2 Nguồn thu nhập của nông hộ............................................................................... 34 4.2.3 Chi tiêu hàng tháng của nông hộ ......................................................................... 35 4.2.4 Tình hình sử dụng lúa giống của nông hộ ........................................................... 36 4.2.4.1 Loại giống lúa ............................................................................................... 36 4.2.4.2 Lý do chọn giống của Nông hộ .................................................................... 36 4.2.5 Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 38 4.2.6 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ........................................................... 39 4.2.6.1 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ Đông Xuân ........................... 39 4.2.6.2 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ Xuân Hè................................ 43 4.2.6.3 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ TĐ......................................... 45 4.2.6.4 Chi phí sản xuất và thu nhập của mô hình sản xuất lúa ............................... 47 4.2.7 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ ................................................................ 51 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn ...... 53 4.3.1Giả thuyết các biến và kỳ vọng về dấu của các αi trong mô hình ....................... 53 4.3.2 Kiểm định Chi-bình phương (Chi-square test) .................................................... 53 4.3.3 Phân tích định lượng với mô hình hồi quy đa biến. ............................................ 54 4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................................ 55 4.4. Khó khăn và vấn đề tồn tại của nông hộ trong hoạt động sản xuất lúa ............. 61 4.4.1 Khó khăn ............................................................................................................. 61 4.4.2 Tồn tại ................................................................................................................. 64 Chương 5 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................................................... 67 TÓM LƯỢC ....................................................................................................................... 73 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 75 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 1 Phụ lục 1 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................. 1 Phụ lục 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ..................... 13 ii
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Số hộ điều tra theo từng xã ............................................................................... 22 Bảng 4.1 Lịch thời vụ ...................................................................................................... 27 Bảng 4.2 Báo cáo tình hình sản xuất lúa năm 2013- 2014 của huyện Thới Lai .............. 28 Bảng 4.3 Chuyển giao khoa học kỹ thuật ........................................................................ 29 Bảng 4.4 Thông tin nông hộ ............................................................................................ 32 Bảng 4.5 Chi tiêu hàng tháng của nông hộ ...................................................................... 36 Bảng 4.6 Năng suất, giá bán lúa vụ Đông Xuân .............................................................. 42 Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu tài chính của vụ ĐX ................................................................. 43 Bảng 4.8 Năng suất, giá bán lúa vụ XH ........................................................................... 44 Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu tài chính của sản xuất lúa vụ XH ............................................. 45 Bảng 4.10 Năng suất, giá bán lúa của nông hộ vụ TĐ..................................................... 46 Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu tài chính sản xuất lúa của nông hộ vụ TĐ ............................. 47 Bảng 4.12 Chi phí sản xuất 3 vụ lúa của nông hộ ........................................................... 48 Bảng 4.13 Năng suất, giá bán lúa .................................................................................... 49 Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất 3 vụ lúa ................................ 50 Bảng 4.15 Giải thích biến trong mô hình sản xuất Cobb-Douglas .................................. 56 Bảng 4.16 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ................................. 58 iii
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật ............................................................................................ 6 Hình 2.2 Khung khái niệm trong nghiên cứu sản xuất................................................. 11 Hình 2.3 Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 25 Hình 4.1 Nguồn thu nhập của nông hộ ........................................................................ 34 Hình 4.2 Loại lúa giống sử dụng của nông hộ ............................................................. 36 Hình 4.3 Lý do chọn giống để gieo sạ ......................................................................... 37 Hình 4.4 Phương tiện cơ giới hóa của nông hộ ............................................................ 38 Hình 4.5 Chi phí sản xuất vụ ĐX ................................................................................. 41 Hình 4.6 Chi phí sản xuất của vụ XH .......................................................................... 44 Hình 4.7 Chi phí sản xuất lúa vụ Thu Đông ................................................................ 46 Hình 4.8 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ.......................................................... 51 Hình 4.9 Khó khăn trong sản xuất lúa của nông hộ ..................................................... 63 iv
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long DL: Dương lịch ĐX: Đông Xuân NĐ/CP: Nghị định/Chính phủ NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn TĐ: Thu Đông Tp: Thành phố XH: Xuân hè v
  7. Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề Lúa gạo được coi là một trong những loại hoa màu chính trong phát triển kinh tế của huyện Thới Lai. Năm 2014, diện tích đất tự nhiên của huyện Thới Lai là 25.580,56 ha, trong đó diện tích đất gieo trồng lúa là 56.456 ha với hệ số vòng quay của đất tương đương 2,426 lần. Dân số của huyện Thới Lai là 29.375 hộ với 122.815 khẩu (trong đó có 4.402 khẩu là dân tộc thiểu số mà đa số là người khmer) . Người dân ở địa phương này sản xuất 03 vụ lúa/ năm, năng suất lúa đạt 58,77 tạ/ ha, sản lượng lúa cả năm là 331.783 tấn (Chi Cục Thống kê huyện Thới Lai, 2014). Là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động với nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm lâu năm cộng với sự ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất là điều kiện để huyện Thới Lai phát triển tốt ngành nông nghiệp lúa gạo. Mặc dù có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa, nhưng chi phí sản xuất lúa gạo của nông hộ tại địa phương còn khá cao. Tổng chi phí sản xuất 1 vụ lúa khoảng 13 triệu đồng/ ha (Trương Thành Đạt, 2014). Thêm vào đó, trong khâu tiêu thụ lúa gạo còn gặp những trục trặc về mặt thị trường do nhiều nguyên nhân từ chính sách thu mua của Nhà nước, từ khả năng vốn của các doanh nghiệp, giá bán bấp bênh, bị môi giới trung gian và thương lái ép giá. Điều này có thể dẫn đến quyết định đầu tư cho sản xuất không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, dù thời tiết thuận lợi nông vụ được mùa, sản lượng lúa có tăng thì lợi nhuận của nông dân vẫn ngày càng giảm sút. Như vậy, rõ ràng là sản xuất lúa của các nông hộ tại huyện Thới Lai đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”. Bằng các phương pháp Thống kê mô tả, phân tích chi phí và lợi nhuận, phân tích hồi quy đa biến có sử dụng hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas và phương pháp phân tích tổng hợp, kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có 78,9% chủ 1
  8. hộ là nam giới, 21,1% chủ hộ là nữ giới, độ tuổi trung bình trên 50 tuổi, kinh nghiệm trồng lúa ít nhất là 6 năm, cao nhất là 45 năm. Trình độ học vấn thấp, trên 92,2% có trình độ cấp 1 và cấp 2; Nhân khẩu giao động từ 1 đến 8 người/ hộ; Nguồn thu nhập của nông hộ đa dạng, chủ yếu từ trồng lúa, thủy sản, dịch vụ, chăn nuôi,v.v; Chi tiêu bình quân của các hộ nông dân gần 4,5 triệu đồng/ tháng bao gồm các khoản ăn uống, may mặc, sinh hoạt, khám chữa bệnh, học hành,v.v.Có 76% nông hộ sử dụng giống lúa IR50404, 18% sử dụng giống JASMINES85 và khoảng 6% sử dụng các giống lúa OM. Nông hộ chỉ sử dụng những loại máy thiết yếu như máy cày, xới, trục, bơm nước, phun thuốc, gặt đập liên hợp trong sản xuất và thu hoạch lúa.Vụ Đông Xuân được coi là vụ lúa chính trong năm với năng suất cao, giá bán tốt và chi phí thấp hơn so với vụ Xuân Hè và Thu Đông, chi phí sản xuất vụ Đông Xuân là 20,48 triệu đồng/ ha, Xuân hè là 20,69 triệu đồng/ ha và Thu Đông là 21,32 triệu đồng/ ha; Năng suất trung bình vụ Đông Xuân là gần 1 tấn/ ha, Xuân Hè là 0,7 tấn/ ha và Thu Đông là 0,7 tấn/ ha; Doanh thu vụ Đông Xuân đạt 49,31 triệu đồng/ ha, Xuân Hè là 35,49 triệu đồng/ ha, Thu Đông là 33,69 triệu đồng/ ha; Lợi nhuận thu được của vụ Đông Xuân là 28,85 triệu đồng/ ha, Xuân hè là 14,79 triệu đồng/ ha, Thu Đông chỉ đạt 12,37 triệu đồng/ ha. Kết quả khảo sát có 34% nông hộ bán lúa cho trung gian môi giới mà địa phương gọi là “cò mồi”, 20% bán cho thương lái, 10% người mua tìm đến cánh đồng, 16% có ký hợp đồng và 20% mối quen dặn. Qua phân tích mô hình sản xuất lúa, kết quả cho thấy 95% sự thay đổi của năng suất (Y) do ảnh hưởng của các biến độc lập (X) trong mô hình là: Chi phí phân bón (X2), diện tích (X4) có ý nghĩa thống kê ở mức α = 1%; Chi phí thuốc BVTV (X3), tập huấn (D2) có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%; Tín dụng (D1) có ý nghĩa ở mức α = 10%, còn 5% chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình phân tích. Bố cục của bài viết có 5 chương: - Chương 1. Đặt vấn đề - Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn - Chương 3. Phương pháp nghiên cứu - Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2
  9. - Chương 5. Kiến nghị chính sách 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Thới Lai, nhằm đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng canh tác lúa tại huyện Thới Lai - Phân tích một số chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện Thới Lai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Thới Lai được diễn ra như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ là gì? Những khó khăn của nông dân trồng lúa như thế nào? 2. Chi phí so với lợi nhuận của nông dân có đạt hiệu quả không? Cần có giải pháp gì để mang lại hiệu quả trong sản xuất lúa? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn huyện Thới Lai. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu Địa bàn khảo sát được chọn để nghiên cứu đề tài là Thành phố Cần Thơ trong đó nghiên cứu chủ yếu ở huyện Thới Lai – Tp Cần Thơ. Là một trong 4 huyện còn sản xuất lúa nhiều nhất ở Tp Cần Thơ. Địa điểm: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng canh tác lúa tại 02 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Thới Lai: Xã Xuân Thắng, Xã Trường Thành và thị trấn Thới Lai. 1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3
  10. - Các thông tin liên q uan đến đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010-2015. - Thông tin thu thập trực tiếp qua mẫu điều tra thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015 1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa nhưng do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về năng suất lúa bằng cách phân tích thực trạng của mô hình sản xuất lúa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại vùng nghiên cứu. 4