Luận văn Nâng động lực làm việc thông qua luân chuyển công việc tại Cục Hải quan Long An
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng động lực làm việc thông qua luân chuyển công việc tại Cục Hải quan Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_nang_dong_luc_lam_viec_thong_qua_luan_chuyen_cong_v.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Nâng động lực làm việc thông qua luân chuyển công việc tại Cục Hải quan Long An
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ NGUYỄN PHÙNG VẠN NÂNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC THÔNG QUA LUÂN CHUYỂN CÔNG VIỆC TẠI CỤC HẢI QUAN LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN PHÙNG VẠN NÂNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC THÔNG QUA LUÂN CHUYỂN CÔNG VIỆC TẠI CỤC HẢI QUAN LONG AN Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Công Khải TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Phùng Vạn
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để thực hiện hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Tiến sĩ Đinh Công Khải là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến Lãnh đạo Cục Hải quan Long An, các đồng nghiệpđã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này. Tuy đã cố gắng nỗ lựcnhưng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Nguyễn Phùng Vạn
- TÓM TẮT Nghiên cứu các yếu tố từ quá trình luân chuyển công việc tác động đến động lực phụng sự của công chức tại Cục Hải quan Long An được thực hiện sử dụng phương pháp bảng hỏi khảo sát kết hợp phỏng vấn sâu đối tượng là công chức đang làm việc tại Cục Hải quan Long An đã từng ít nhất một lần luân chuyển công việc và các chuyên gia liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác luân chuyển công việc tại Cục Hải quan Long An hiện tại đang được đánh giá là đạt yêu cầu. Hai nhóm yếu tố từ luân chuyển công việc được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc của công chức là việc loại bỏ tính rập khuôn, sự đồng điệu trong công việc và tiếp đến là cơ hội học tập, phát triển kỹ năng công việc của người lao động với mức độ ảnh hưởng quan trọng tương đối (RII) trung bình lần lượt là 82,8% và 81,7%. Trong khi đó, nhóm yếu tố được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất đến động lực làm việc là tính công bằng trong việc triển khai công tác luân chuyển công việc với RII là 64,4%. Mặc dù được đánh giá cao nhưng công tác luân chuyển công việc hiện nay tại Long Anh vẫn còn một số hạn chế có thể cải thiện trong đó đáng chú ý là tăng cường niềm tin của công chức vào một quy trình luân chuyển công việc công bằng, công chức hiện tại không hiểu được nguyên nhân của việc luân chuyển và vai trò của công việc mới sau luân chuyển, và một số hạn chế khác liên quan đến vai trò của người lãnh đạo cũng như các hỗ trợ liên quan đến quá trình luân chuyển công việc. Giải pháp được đề xuất xem xét quan trọng nhất là việc xây dựng một quy trình luân chuyển công việc có tính chiến lược và mục tiêu cụ thể với định hướng minh bạch để tạo niềm tin cho người công chức đối với quy trình luân chuyển công việc của tổ chức, qua đó giúp tăng khả năng dự báo và định hướng cho người công chức, từ đó làm tăng động lực làm việc. Ngoài ra cần nâng cao vai trò của người lãnh đạo để người công chức có thể tiếp nhận việc luân chuyển một cách tự nguyện thay vì thực thi việc luân chuyển như hiện nay.
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Bố cục luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................... 5 2.1. Khái niệm về luân chuyển công tác theo quy định hiện hành.................... 5 2.2. Luân chuyển công việc ................................................................................... 6 2.3. Động lực làm việc(Work motivation) ........................................................... 9 2.4. Mối quan hệ giữa luân chuyển công việc và động lực làm việc ............... 11 2.5. Khung phân tích ........................................................................................... 13 2.5.1. Tính rập khuôn trong công việc ............................................................ 14 2.5.2. Cơ hội học tập, phát triển kỹ năng, tính cạnh tranh .......................... 15 2.5.3. Định hướng và cơ hội thăng tiến trong công việc ................................ 15 2.5.4. Phát triển quan hệ xã hội ....................................................................... 16 2.5.5. Vai trò của người lãnh đạo .................................................................... 17 2.5.6. Tính công bằng trong quá trình luân chuyển ..................................... 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 18 3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18 3.2. Thiết kế bảng hỏi, triển khai khảo sát ........................................................ 19
- 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 22 4.1. Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................... 22 4.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................. 25 4.3. Kết quả chỉ số mức độ quan trọng tương đối (RII) .................................. 27 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ............................ 29 4.4.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất ......................................... 29 4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất ........................................... 33 4.4.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài khác ..................................................... 35 4.4.4. Phân tích sự hài lòng với công tác luân chuyển hiện nay và mục tiêu loại bỏ tiêu cực. ................................................................................................. 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 39 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 39 5.2. Khuyến nghị .................................................................................................. 41 5.3. Hạn chế .......................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các yếu tố từ luân chuyển công việc tác động đến động lực làm việc của người lao động ............................................................................ 13 Bảng 4.1 Đối tượng khảo sát phân theo đơn vị chức năng .............................................. 22 Bảng 4.2 Kinh nghiệm công tác phân theo vị trí công việc ............................................. 23 Bảng 4.3 Tuổi của đối tưởng khảo sát phân theo vị trí công việc ................................... 23 Bảng 4.4 Số lần luân chuyển công việc phân theo tuổi của đối tượng khảo sát............. 24 Bảng 4.5 Thời gian luân chuyển công việc gần nhất ....................................................... 24 Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến tính rập khuôn, sự đơn điệu công việc ............................................................................................ 25 Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến cơ hội học tập, phát triển kỹ năng ..................................................................................................... 25 Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến định hướng và cơ hội thăng tiến trong công việc .......................................................................... 26 Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến tăng cường mối quan hệ trong tổ chức ....................................................................................... 26 Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan vai trò của người lãnh đạo ..................................................................................................................... 26 Bảng 4.11 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến tính công bằng trong việc triển khai công tác luân chuyển công việc .................................... 27 Bảng 4.12 Kết quả xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của công chức tại cục Hải quan Long An. ...................................................... 27 Bảng 4.13 Kết quả nhóm có mức độ ảnh hưởng quan trọng tương đối nhất.................. 30 Bảng 4.14 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng yếu nhất. ............................................................ 33
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ khung phân tích áp dụng .......................................................................... 14 Hình 3.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu ................................................................................ 19 Hình 4.1 Phản ảnh của các nhóm đối tượng về việc loại bỏ tính rập khuôn trong công việc giúp tăng động lực làm việc ...................................................................... 31 Hình 4.2 Đánh giá mức độ hài lòng chung với công tác luân chuyển công việc hiện nay tại Cục Hải quan Long An ................................................................................. 36 Hình 4.3 Đánh giá về mục tiêu giảm sự hài lòng khách hàng từ việc luân chuyển công việc tại Hải quan Long An ................................................................................ 38
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với với các nước trong khu vực và trên trên thế giới.Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những cơ hội là những thách thức như sự cạnh tranh từ các nước, chuẩn bị nhân lực và tiềm lực để tận dụng cơ hội, Với ngành hải quan nói riêng, quá trình hội nhập sẽ kéo theolưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, áp lực khối lượng công việc ngày càng tăng đòi hỏi đội ngũ công chức hải quan phải tự thay đổi để thích nghi, thay đổi để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Mặt khác, khối lượng công việc gia tăng cũng là cơ hội để công chức hải quan có nhiều không gian hơn trong việc gây khó khăn cho khách hàng. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, ngành hải quan cả nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ công tác tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy, trong đó, công tác điều động, luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác (gọi tắt là công tác luân chuyển công việc) là một trong số các giải pháp đóng vai trò quan trọng mà Việt Nam đã và đang áp dụng trong thời gian qua. Công tác luân chuyển công việc nói riêng và công tác tổ chức nói chung được Tổng cục Hải quan xác định là nhiệm vụ cần phải thay đổi và chuẩn bị trước một bước trong chiến lược phát triển của ngành hải quan trong giai đoạn 2016 – 2020. Điều này là bởi công tác luân chuyển công việc không chỉ giúp giảm và loại bỏ tiêu cực, quan liêu mà còn tạo động lực làm việc cho công chức hải quan.1 Công tác luân chuyển được thực hiện từ năm 2004 theo Nghị quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX. Qua nhiều năm triển khai, bên cạnh những thành công mang lại, công tác luân chuyển còn tồn tại những hạn chế như một số nơi thực hiện luân chuyển đào tạo công chức chưa dựa trên cơ sở 1 Quang Hùng (2015), Luân chuyển công việc hợp lý sẽ tạo động lực phát triển, Báo Hải quan Online, ngày 30/01/2015.