Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Điều tỉnh Bình Phước

pdf 54 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 70
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Điều tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cum_nganh_dieu_tinh_bi.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Điều tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN DUY THÁI HÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đinh Công Khải. Nội dung và kết quả nghiên cứu được thực hiện một cách nghiêm túc và trung thực. Mọi số liệu và thông tin trong luận văn được thu thập dựa trên khảo sát thực tế cũng như đã được trích nguồn đầy đủ./. TP.HCM, ngày 08 tháng 9 năm 2017 Tác giả Nguyễn Duy Thái Hà
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức, cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các quý thầy cô ở Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu để tạo cho tôi nền tảng trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Đinh Công Khải, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong 9 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thông qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các tổ chức ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các cá nhân đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi từ việc cung cấp số liệu, thông tin đến những góp ý chân thành đối với tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ cho thực hiện luận văn. Ngoài ra, cũng xin được gửi đến lãnh đạo Công ty, gia đình và bạn bè của tôi những lời tri ân sâu sắc nhất vì đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian theo học cũng như quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nguyễn Duy Thái Hà
  4. iii TÓM TẮT Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và có những điều kiện tương đối thuận lợi về khí hậu lẫn đất đai, Bình Phước là vùng đất đầy tiềm năng phát triển với những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong đó có điều. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có hơn 134 ngàn hecta điều, chiếm 50% diện tích cả nước và tạo ra sản lượng xấp xỉ 200 ngàn tấn, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của cụm ngành điều Bình Phước hiện nay đang đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc khắc phục tình trạng khát nguyên liệu điều thô để đáp ứng cho công nghiệp chế biến; đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng của ngành điều thông qua việc đẩy mạnh chế biến sâu và tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân tham gia cụm ngành Từ đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu về cụm ngành điều tỉnh Bình Phước và trả lời hai câu hỏi: (i) Yếu tố quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước là gì?; (ii) Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước? Qua phân tích cụm ngành điều tỉnh Bình Phước theo mô hình kim cương của Michael Porter, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển cụm ngành điều Bình Phước như điều kiện tự nhiên và điều kiện cầu thế giới cũng như sự phát triển của công nghệ chế biến. Tuy nhiên, cụm ngành điều tỉnh Bình Phước đã và đang đối mặt với những vấn đề mang tính cản trở, đó là thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, sản phẩm thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là chưa xây dựng được thương hiệu điều Bình Phước . Trên cơ sở đó, những giải pháp mà tác giả đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước trong thời gian tới là (i) Đẩy mạnh công tác quy hoạch diện tích điều cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất điều; (ii) Tạo điều kiện để doanh nghiệp chế biến nâng cao công nghệ để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành điều; (iii) Các tác nhân tham gia cụm ngành điều phải tăng cường sự liên kết trong chuỗi giá trị cũng như chủ động tiếp cận các nguồn lực cần thiết
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách ......................................................................................................... 1 1.2. Vấn đề chính sách ............................................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi chính sách ........................................................................................................... 4 1.4. Khung phân tích ............................................................................................................... 4 1.5. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 4 1.6. Nguồn thông tin ............................................................................................................... 5 1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 7 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ..................................................................................... 7 2.2. Lý thuyết về cụm ngành................................................................................................... 7 2.3.Tổng quan nghiên cứu về ngành điều Bình Phước ........................................................... 8 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................................. 10 3.1. Điều kiện yếu tố đầu vào ............................................................................................... 10 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 10 3.1.2. Vốn ..................................................................................................................... 11 3.1.3. Dân số và lao động ............................................................................................. 12 3.1.4. Hạ tầng kỹ thuật ................................................................................................. 14 3.2. Điều kiện cầu ................................................................................................................. 15 3.2.1. Cầu thế giới ........................................................................................................ 15
  6. v 3.2.2. Cầu nội địa ......................................................................................................... 16 3.2.3. Chất lượng sản phẩm.......................................................................................... 18 3.2.4. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm ........................................................................... 19 3.3. Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh ................................................................................. 19 3.3.1. Sự cạnh tranh và tính liên kết giữa các doanh nghiệp ........................................ 19 3.3.2. Thương hiệu điều Bình Phước ........................................................................... 22 3.3.3. Công nghiệp chế biến ......................................................................................... 23 3.4. Các nhân tố hỗ trợ .......................................................................................................... 25 3.4.1. Hội điều tỉnh Bình Phước................................................................................... 26 3.4.2. Viện nghiên cứu và trường đại học .................................................................... 26 3.4.3. Các trung tâm khuyến nông, hội nông dân ........................................................ 26 3.4.4. Các dịch vụ hỗ trợ .............................................................................................. 27 3.5. Vai trò của Nhà nước ..................................................................................................... 28 3.6. Đánh giá chung .............................................................................................................. 29 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................... 33 4.1. Kết luận .......................................................................................................................... 33 4.2. Khuyến nghị ................................................................................................................... 35 4.2.1. Đối với chính quyền ........................................................................................... 35 4.2.2. Đối với nông dân ................................................................................................ 37 4.2.3. Đối với các tác nhân khác .................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 39
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt GAP Good Agricultural Practices Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP Vietnamese Good Agricultural Quy trình sản xuất nông Practices nghiệp tốt ở Việt Nam GlobalGAP Global Good Agricultural Quy trình sản xuất nông Practices nghiệp tốt toàn cầu ISO International Organization Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc for Standardization tế BRC British Retailer Consortium Tiêu chuẩn của hiệp hội các nhà bán lẻ Anh AFI Association of Food Industries Hiệp hội công nghiệp thực phẩm FSMA Food Safety Modernization Act Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Năng suất và sản lượng hạt điều tại Bình Phước (2013-2015) ................................... 1 Hình 1.2. Diện tích điều tại Bình Phước (2007-2015) ................................................................ 2 Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter ..................................................................... 8 Hình 3.1. Trình độ văn hóa của 50 hộ nông dân ....................................................................... 13 Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của 50 hộ nông dân .......................................................................... 13 Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điều nhân tỉnh Bình Phước ..................... 15 Hình 3.4. Cơ cấu xuất khẩu điều nhân giai đoạn 2001 - 2014 .................................................. 15 Hình 3.5. Xu hướng tiêu dùng điều nhân giai đoạn 1993 - 2013 ............................................. 15 Hình 3.6. Chuỗi giá trị ngành điều tỉnh Bình Phước ................................................................ 21 Hình 3.7. Sản lượng điều thô nhập khẩu của tỉnh Bình Phước ................................................. 24 Hình 3.8. Sản lượng điều nhân chế biến của tỉnh Bình Phước ................................................. 25 Hình 3.9. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác điều của 50 hộ dân .................... 27 Hình 3.10. Sơ đồ cụm ngành điều ............................................................................................ 30 Hình 3.11. Mô hình kim cương ................................................................................................ 31 Bảng 3.1. Đánh giá tình hình vay vốn của các doanh nghiệp trong ngành điều ....................... 12 Hộp 3.1. Đánh giá về chất lượng hạt điều Bình Phước ............................................................ 22
  9. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chính sách Điều được xem là cây đa mục tiêu, có giá trị cao, vừa để phát triển kinh tế, vừa giúp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường đất. Theo số liệu của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), tính đến năm 2015, cả nước có khoảng 300.000 ha điều, tạo ra sản lượng 400.000 tấn và đóng góp 8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Kể từ năm 2006 đến nay, Việt Nam từ một nước xuất khẩu điều thô với giá trị thấp đã vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhân điều với giá trị xuất khẩu đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2015 và chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu trên toàn thế giới1. Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (2015) thì hiện nay hạt điều Việt Nam có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Mỹ (chiếm 30 - 35%), Liên minh Châu Âu (chiếm 20 - 25%), Trung Quốc (chiếm khoảng 20%), còn lại là các quốc gia khác. Bên cạnh là một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, cùng với sự phát triển về công nghệ chế biến hạt điều, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu điều thô thứ hai trên thế giới. Theo đó, sản lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, từ mức 25.000 tấn vào năm 2000 đã tăng lên 867.000 tấn vào năm 2015. Hình 1.1. Năng suất và sản lượng hạt điều tại Bình Phước (2000 - 2015) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2000- 2015 1Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015
  10. 2 Hình 1.2. Diện tích điều tại Bình Phước (2000 - 2015) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2000-2015 Ở nước ta, điều được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó, Bình Phước với điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, phù hợp để trồng và phát triển cây điều. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước (2015), diện tích trồng điều của toàn tỉnh là 134.014 ha với tổng sản lượng đạt 198.851 tấn. Năng suất trung bình năm 2015 của tỉnh đạt 1,51 tấn/ha và cao hơn so với mức năng suất bình quân của cả nước là 1,32 tấn/ha. Theo đó, Bình Phước được xem là “Thủ phủ của cây điều”, nơi đây trở thành vùng nguyên liệu lớn nhất của cả nước với diện tích và sản lượng đạt xấp xỉ 50% cả nước. Cây điều ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với người nông dân nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung khi trở thành một trong những cây công nghiệp chủ lực, có đóng góp không nhỏ vào kinh tế địa phương với giá trị kim ngạch xuất khẩu nhân điều đạt gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh vào năm 2015. Ngoài ra, cùng với xu hướng chung của cả nước và sự phát triển của công nghiệp chế biến, Bình Phước cũng là tỉnh có lượng điều nhập khẩu ngày càng tăng, từ 26.252 tấn vào năm 2011 lên 45.719 tấn vào năm 2015. 1.2. Vấn đề chính sách Trong quá trình hội nhập sâu rộng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng, đặc biệt là ở các nước phát triển thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc phát triển