Luận văn Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Quận Thủ Đức
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Quận Thủ Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_khao_sat_cac_thanh_to_tao_nen_su_guong_mau_cua_lanh.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Quận Thủ Đức
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- Đặng Lê Ngọc Quyên KHẢO SÁT CÁC THÀNH TỐ TẠO NÊN SỰ GƢƠNG MẪU CỦA LÃNH ĐẠO TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI QUẬN THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Đặng Lê Ngọc Quyên KHẢO SÁT CÁC THÀNH TỐ TẠO NÊN SỰ GƢƠNG MẪU CỦA LÃNH ĐẠO TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI QUẬN THỦ ĐỨC Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ. Trần Mai Đông TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý một cách trung thực, khách quan và không sao chép từ những công trình trước đây. Các tài liệu tham khảo đều được trích nguồn rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Ngƣời thực hiện luận văn Đặng Lê Ngọc Quyên
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Lĩnh vực nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 3 1.7 Cấu trúc dự kiến của luận văn ...................................................................... 4 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 6 2.1 Khái niệm lãnh đạo ...................................................................................... 6 2.2 Các khái niệm gương mẫu và vai trò của gương mẫu ................................. 8 2.2.1 Khái niệm gương mẫu ........................................................................... 8 2.2.2 Vai trò của gương mẫu ........................................................................ 12 2.3 Hành vi lệch chuẩn ..................................................................................... 14 2.3.1 Hành vi lệch chuẩn tiêu cực (hay sự lệch lạc) ..................................... 14 2.3.2 Hành vi lệch chuẩn tích cực ................................................................. 14 2.4 Khái niệm gương mẫu của nhà lãnh đạo .................................................... 15 2.4.1 Khái niệm gương mẫu trong phong cách lãnh đạo đạo đức ................ 15 2.4.2 Khái niệm gương mẫu trong phong cách lãnh đạo chuyển dạng: ....... 18 2.4.3 Khái niệm gương mẫu trong phong cách lãnh đạo thu hút .................. 19 2.5 Khái niệm gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công ........ 20
- 2.5.1 Tại một số nước trên thế giới ............................................................... 20 2.5.2 Tại Việt Nam: ...................................................................................... 21 2.6 Khái niệm Ủy ban nhân dân ....................................................................... 22 2.7 Giới thiệu về quận Thủ Đức ....................................................................... 23 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ............................................................................................................ 26 3.1 Phương pháp luận của nghiên cứu định tính .............................................. 26 3.2 Thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định tính ........................................ 28 3.3 Cách lấy mẫu .............................................................................................. 29 3.4 Lý lịch người tham gia khảo sát ................................................................. 31 3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định tính và lý giải .......................................... 33 3.6 Xác định tính chính xác của các phát hiện ................................................. 35 3.7 Những vấn đề đạo đức cần quan tâm ......................................................... 36 3.8 Hạn chế của phương pháp luận .................................................................. 37 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............. 38 4.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 38 4.1.1 Hành vi cá nhân ................................................................................... 38 4.1.2 Sự công bằng với người khác .............................................................. 40 4.1.3 Hành vi đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của bản thân nhà lãnh đạo .... 43 4.1.4 Truyền đạt một cách rõ ràng về những chuẩn mực đạo đức................ 45 4.1.5 Một số đặc điểm khác của hình mẫu nhà lãnh đạo gương mẫu ........... 45 4.1.6 Thảo luận về khái niệm gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Việt Nam và các học thuyết của các học giả và một số quốc gia khác .................................................................................................................... 50 4.1.7 Một số phát hiện mới so với cơ sở lý thuyết hiện có ........................... 53 4.2 Đề xuất giải pháp nâng cao sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Việt Nam ............................................................................... 56 4.2.1 Giải pháp đối với thành tố “hành vi cá nhân” ..................................... 56
- 4.2.2 Giải pháp đối với thành tố “sự công bằng với người khác” ................ 56 4.2.3 Giải pháp đối với thành tố “hành vi đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức” ..... 57 4.2.4 Giải pháp đối với thành tố “truyền đạt rõ ràng về những chuẩn mực đạo đức”.............................................................................................................. 58 4.2.5 Giải pháp đối với thành tố “những đặc điểm khác” ............................ 58 4.2.6 Giải pháp đối với các thành tố mới ...................................................... 58 Chƣơng 5 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 62
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các mức độ gương mẫu ......................................................................... 9 Bảng 3.1 Phân loại người tham gia khảo sát ....................................................... 32 Bảng 3.2 Thông tin nhân khẩu học của người tham gia ..................................... 33 Bảng 4.1 Gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công Việt Nam .. 47 Bảng 4.2 So sánh giữa khái niệm gương mẫu theo lý thuyết thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................................................... 51 Bảng 4.3 Một số yếu tố mới của sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại Việt Nam ................................................................................... 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hai trụ cột của phong cách lãnh đạo đạo đức ....................................... 16 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức .................................... 25
- 1 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Có thể thấy một thực trạng phổ biến hiện nay trong việc tuyển chọn, đề bạt, công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay, việc sử dụng phiếu tín nhiệm như một trong những thang đo có tính quyết định đối với việc đánh giá, chọn lựa người cán bộ, công chức vào các chức vụ lãnh đạo quan trọng. Liệu việc dựa vào những lá phiếu để đánh giá độ gương mẫu, uy tín của cán bộ, công chức lãnh đạo đã đúng đắn khi mà kết quả lấy phiếu tín nhiệm luôn ở mức rất khả quan (số liệu được công bố tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XIII nhiệm kỳ 2011 - 2016 về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn: Số người có tỷ lệ phiếu đạt từ “Tín nhiệm” đến “Tín nhiệm cao” chiếm 99,78%, số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm thấp” là 0,22%) nhưng tình trạng tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng xảy ra ngày càng phổ biến, làm xói mòn niềm tin của người dân (kết quả cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đối với 95 quốc gia trên thế giới vào năm 2013 về nạn tham nhũng: có 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên nhà nước, trên 50% số người được hỏi cho rằng tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng. Theo cuộc khảo sát vào năm 2016 của tổ chức Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ đối với 199 quốc gia trên thế giới, Việt Nam nằm trong top 25 quốc gia tham nhũng nhất thế giới). Người gương mẫu là những người có đạo đức, tử tế, sẵn lòng giúp đỡ, quan tâm đến mọi người, dễ mến, xem trọng các mối quan hệ và đối xử với mọi người một cách công bằng, là hình mẫu của những chuẩn mực đạo đức, đào tạo một cách cẩn thận nhân viên của mình và làm việc tốt. Họ buộc bản thân và những người xung quanh phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và đặt điều này lên trên cả bản thân và lợi ích của tổ chức. Họ công khai, thẳng thắn về những thất bại của bản thân và cởi mở với những thất bại của người khác, biến những điều đó thành
- 2 kinh nghiệm hữu ích để học hỏi. Ngoài ra, họ là những người khiêm tốn, làm việc chăm chỉ, và sẵn sàng hi sinh vì lợi ích của người khác. Là một người mà người khác muốn phấn đấu trở thành và bắt chước theo những hành động của họ. Gương mẫu giúp đạt được cam kết của nhân viên, giúp phát triển khả năng của nhân viên và thực hiện những quyết định mang giá trị đạo đức cao (Weaver G. R. và cộng sự, 2005). Lãnh đạo suy cho cùng chính là tạo tầm nhìn, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng. Trong khi đó, “gương mẫu không phải là điều chính yếu gây ảnh hưởng đến người khác. Đó là điều duy nhất” (Albert Scheweitzer trích bởi Anderson (1975), tr.31). Bởi lẽ “một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống”(Hồ Chí Minh trích trong NXB Chính trị quốc gia, 1995). Ngoài ra, kết quả khảo sát vào năm 2014 của McKinsey & Company về Top Hành vi Lãnh đạo hiệu quả theo với 81 tổ chức khắp các châu lục (như châu Á, châu Âu, Mỹ La tinh, Bắc Mỹ), lĩnh vực (nông nghiệp, tư vấn, năng lượng, bảo hiểm, nhà nước, khai thác và bất động sản) với quy mô từ 7.500 đến 300.000 nhân viên thì gương mẫu, nêu gương nằm trong top 20 về hành vi lãnh đạo hiệu quả. Từ đó, có thể thấy nếu người lãnh đạo gương mẫu, là hình mẫu mà mọi nhân viên muốn noi theo, như vậy, tình trạng những hành vi lệch chuẩn tiêu cực như tham nhũng sẽ khó có cơ hội xảy ra. Từ thực trạng mâu thuẫn này, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu, khám phá nhận thức về tính gương mẫu của lãnh đạo để có cái nhìn sâu sắc hơn về sự mâu thuẫn này. Hiện nay, các nghiên cứu về sự gương mẫu trong đơn vị hành chính công tại Việt Nam còn khá ít và không được xem xét khi là một thành tố của phong cách lãnh đạo. Thêm vào đó, hầu hết các nghiên cứu được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, không đi sâu vào nghiên cứu nhận thức về gương mẫu của lãnh đạo tại một đơn vị hành chính, đặc biệt là tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức. Do đó, nghiên cứu của tôi muốn đóng góp vào khoảng trống học thuật này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- 3 Nghiên cứu nhằm khảo sát: - Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức. - Đề xuất giải pháp nâng cao tính gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức? - Giải pháp nào để nâng cao tính gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức? 1.4 Lĩnh vực nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự gương mẫu của cán bộ công chức nói chung và của lãnh đạo; nhận thức của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức; bối cảnh tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức nói riêng. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức có ít nhất 02 năm kinh nghiệm, vị trí từ nhân viên đến lãnh đạo, số lượng đảm bảo cân bằng giới tính nam, nữ. Chọn mẫu thuận tiện. Ngoài ra nghiên cứu còn khảo sát đối tượng là những người bên ngoài khu vực hành chính công (gồm người làm việc tại đơn vị thuộc khối đoàn thể và nhà báo tại một tờ báo nhà nước). 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn sâu 7 người. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định tính, chọn lựa người tham gia khảo sát, xử lý dữ liệu định tính và lý giải. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn