Luận văn Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức: Chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh

pdf 63 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức: Chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hop_thuc_hoa_nen_kinh_te_phi_chinh_thuc_chinh_sach.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức: Chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ——————–*——————— PHẠM THÁI TRƯỜNG HỢP THỨC HÓA NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: CHÍNH SÁCH TRAO QUYỀN PHÁP LÝ CHO NGƯỜI BÁN HÀNG RONG Ở TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG . Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA ThS. HUỲNH TRUNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016
  2. [ i ] Lời cam đoan Tôi cam đoan rằng luận văn này do chính tôi trực tiếp thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất. Các tài liệu và số liệu được tham khảo ở mức độ cao nhất trong phạm vi nguồn lực của cá nhân tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hoặc của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Tác giả Phạm Thái Trường
  3. [ ii ] Lời cảm ơn Trước hết, tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi là PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và ThS. Huỳnh Trung Dũng. Sự chỉ dẫn nhiệt tình cùng với các góp ý bổ ích của các Thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng rất cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du đã có những ý kiến quý báu giúp luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi trân trọng cảm ơn toàn thể giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì những kiến thức và kinh nghiệm đã truyền dạy cho tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì sự hỗ trợ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi học tập tại đây. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn to lớn đến tất cả các bạn học của lớp MPP7 vì đã chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập đầy thử thách và khó khăn. Khoảng thời gian học chung với các bạn chắc chắn là một kỷ niệm khó quên trong đời tôi. Sau cùng, và trên hết, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ba và Má, những người đã luôn bên cạnh động viên tôi để tôi có được thành quả này.
  4. [ iii ] Tóm tắt luận văn Tp.HCM hiện đang là địa phương có quy mô phát triển kinh tế lớn nhất và có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã dẫn đến tình trạng khu vực kinh tế phi chính thức (là những hoạt động kinh tế, kinh doanh không đăng ký hợp pháp và không chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước) ngày càng lớn mạnh và đặt ra nhiều vấn đề chính sách cấp bách. Một trong những vấn đề đó là hoạt động bán hàng rong ở khu vực đô thị đã và đang gây ra các bức xúc và mâu thuẫn về kinh tế-xã hội. Mặc dù Chính quyền Tp.HCM có áp dụng các biện pháp quản lý nhưng hiệu quả đem lại vẫn không cao, và vấn đề này vẫn mang tính thời sự. Luận văn được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên. Phương pháp nghiên cứu là định tính với mô hình phân tích là lý thuyết Trao quyền Pháp lý. Mô hình này do Ủy ban Trao quyền Pháp lý (thuộc Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc) đề xuất, với bốn trụ cột chính là: Quyền Tiếp cận công lý và pháp quyền, Quyền Sở hữu tài sản, Quyền Lao động, Quyền Kinh doanh. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm và được nhiều nước đã áp dụng thành công trong việc quản lý hoạt động bán hàng rong nói riêng và hợp thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức nói chung. Luận văn có ba nội dung chính: đầu tiên là sơ lược lý thuyết về khu vực kinh tế phi chính thức và hoạt động bán hàng rong, cùng với kinh nghiệm của các nước về vấn đề này; tiếp theo là phân tích tình hình quản lý hoạt động bán hàng rong ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng; cuối cùng là đưa ra các gợi ý chính sách. Kết quả phân tích cho thấy công tác quản lý hoạt động bán hàng rong của Tp.HCM rất kém hiệu quả. Do đó, luận văn đưa ra các gợi ý chính sách để Tp.HCM có thể quản lý hoạt động bán hàng rong hiệu quả hơn, bao gồm: công nhận địa vị pháp lý, lập cơ quan quản lý chuyên trách, thức hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, thực hiện việc đăng ký kinh doanh, tạo cơ chế kết nối giữa hoạt động bán hàng rong và nguồn tài chính ở khu vực chính thức, xây dựng các khu vực dành riêng cho bán hàng rong, thành lập các tổ chức đại diện, kết hợp hoạt động bán hàng rong với các hoạt động văn hóa-du lịch của Tp.HCM.
  5. [ iv ] Mục lục Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Tóm tắt luận văn ................................................................................................................... iii Mục lục ................................................................................................................................. iv Danh mục bảng ................................................................................................................... viii Danh mục hình .................................................................................................................... viii Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................. ix Chương 1: Giới thiệu ............................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 1.6 Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 3 Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu và thực tiễn về hoạt động bán hàng rong trên thế giới và tại Việt Nam ...................................................................................................................... 4 2.1 Tổng quan về nền kinh tế phi chính thức ..................................................... 4 2.1.1 Các định nghĩa ................................................................................. 4 a. Nền kinh tế phi chính thức .......................................................... 4 b. Khu vực phi chính thức ............................................................... 4 c. Việc làm phi chính thức .............................................................. 4 2.1.2 Phân loại ........................................................................................... 4 2.1.3 So sánh với khu vực chính thức ....................................................... 6 2.1.4 Vai trò trong nền kinh tế .................................................................. 7 2.2 Khu vực phi chính thức ở Việt Nam và Tp.HCM ...................................... 7 2.3 Tổng quan về hoạt động bán hàng rong ..................................................... 8 2.3.1 Khái niệm ......................................................................................... 8
  6. [ v ] 2.3.2 Phân loại ........................................................................................... 9 2.3.3 Vai trò và vị trí đối với kinh tế-xã hội ........................................... 10 2.3.4 Các quan điểm về quản lý bán hàng rong ...................................... 10 2.4 Kinh nghiệm quản lý bán hàng rong trên thế giới .................................... 11 2.5 Mô hình Trao quyền Pháp lý .................................................................... 13 2.5.1 Khái niệm Trao quyền Pháp lý ...................................................... 13 2.5.2 Các điều kiện để Trao quyền Pháp lý ............................................ 14 2.5.3 Bốn trụ cột của Trao quyền Pháp lý ............................................... 14 a. Trụ cột thứ nhất: Tiếp cận công lý và pháp quyền .................... 14 b. Trụ cột thứ hai: Quyền sở hữu tài sản ....................................... 14 c. Trụ cột thứ ba: Quyền lao động................................................. 14 d. Trụ cột thứ tư: Quyền kinh doanh ............................................. 15 2.5.4 Khả năng áp dụng của lý thuyết Trao quyền Pháp lý .................... 15 2.5.5 Các trường hợp đã áp dụng thành công lý thuyết Trao quyền Pháp lý cho hoạt động bán hàng rong ................................................................... 16 a. Ấn Độ ........................................................................................ 16 b. Colombia ................................................................................... 16 c. Peru ............................................................................................ 17 2.6 Các nghiên cứu về bán hàng rong ở Việt Nam và ở Tp.HCM ................. 17 2.7 Thực trạng của hoạt động bán hàng rong ở Tp.HCM .............................. 18 Chương 3: Phân tích và đánh giá ......................................................................................... 20 3.1 Các vấn đề do bán hàng rong gây ra ở Tp.HCM ...................................... 20 3.2 Công tác quản lý của Tp.HCM đối với bán hàng rong ............................ 21 3.2.1 Các văn bản pháp lý ....................................................................... 21 3.2.2 Các cơ quan Nhà nước có liên quan .............................................. 23 3.2.3 Các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện .................................. 24 3.2.4 Một số ý kiến của người bán hàng rong đối với việc quản lý của chính quyền Tp.HCM ............................................................................... 25 3.2.5 Một số ý kiến của chính quyền đối với hoạt động bán hàng rong . 26
  7. [ vi ] 3.3 Đánh giá về công tác quản lý bán hàng rong của Tp.HCM theo mô hình Trao quyền Pháp lý .......................................................................................... 26 3.3.1 Về Tiếp cận Công lý và Pháp Quyền ............................................. 26 3.3.2 Về Quyền sở hữu tài sản ................................................................ 28 3.3.3 Về Quyền lao động ........................................................................ 29 3.3.4 Về Quyền kinh doanh .................................................................... 30 3.3.5 Đánh giá chung .............................................................................. 30 3.4 Ảnh hưởng của bán hàng rong đối với quá trình phát triển của Tp.HCM trong tương lai .................................................................................................. 31 3.5 Sự cần thiết và khả năng áp dụng mô hình Trao quyền Pháp lý cho bán hàng rong ở Tp.HCM ....................................................................................... 33 3.5.1 Sự cần thiết ..................................................................................... 33 3.5.2 Tính khả thi .................................................................................... 33 3.5.3 Những khó khăn thách thức ........................................................... 34 Chương 4: Gợi ý chính sách và Kết luận ............................................................................. 36 4.1 Các gợi ý chính sách ................................................................................. 36 4.1.1 Công nhận địa vị pháp lý ............................................................... 36 4.1.2 Lập cơ quan quản lý chuyên trách ................................................. 36 4.1.3 Thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu ở địa bàn ..................... 36 4.1.4 Thực hiện việc đăng ký kinh doanh ............................................... 37 4.1.5 Tạo cơ chế tiếp cận với các nguồn tài chính chính thức ................ 37 4.1.6 Xây dựng các khu vực dành riêng cho bán hàng rong ................... 37 4.1.7 Thành lập các tổ chức đại diện cho bán hàng rong ........................ 38 4.1.8 Kết hợp hoạt động bán hàng rong với các hoạt động văn hóa ....... 38 4.2 Kết luận .................................................................................................... 38 4.3 Hạn chế của luận văn và gợi ý hướng nghiên cứu.................................... 39 4.3.1 Hạn chế của luận văn ..................................................................... 39 4.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu ................................................................ 39 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 40 Phụ lục ................................................................................................................................. 46
  8. [ vii ] Phụ lục 1 .......................................................................................................... 46 Phụ lục 2 .......................................................................................................... 47 Phụ lục 3 .......................................................................................................... 48 Phụ lục 4 .......................................................................................................... 49 Phụ lục 5 .......................................................................................................... 51 Phụ lục 6 .......................................................................................................... 53
  9. [ viii ] Danh mục bảng Bảng 2.1: Phân loại các thành phần trong khu vực phi chính thức theo ICLS ...................... 5 Bảng 2.2: So sánh giữa KVPCT và KVCT............................................................................ 6 Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ việc làm ở KVPCT theo các ngành kinh tế ............................... 7 Bảng 2.4: Tỷ lệ tình trạng việc làm ở KVPCT ...................................................................... 7 Bảng 2.5: Giải pháp quản lý bán hàng rong của một số quốc gia ....................................... 11 Bảng 2.6: So sánh giữa lý thuyết Trao quyền Pháp lý và các giải pháp quản lý bán hàng rong của một số quốc gia ............................................................................................................. 15 Bảng 3.1: Các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành ....................................................... 21 Bảng 3.2: Các văn bản pháp lý do Chính quyền Tp.HCM ban hành ................................... 22 Bảng 3.3: Các biện pháp quản lý hoạt động bán hàng rong ở Tp.HCM .............................. 24 Bảng 3.4: Các khía cạnh thực tế về hoạt động của người bán hàng rong ............................ 25 Bảng 3.5: Các ý kiến của người bán hàng rong về sự hỗ trợ của chính quyền .................... 25 Bảng 3.6: Khái quát về công tác quản lý bán hàng rong của Tp.HCM theo mô hình Trao quyền Pháp lý ....................................................................................................................... 30 Danh mục hình Hình 2.1: Sơ đồ lý thuyết Trao quyền Pháp lý .................................................................... 13
  10. [ ix ] Danh mục từ viết tắt Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BHR Bán hàng rong ILO Tổ chức Lao động Quốc tế KVCT Khu vực Kinh tế Chính thức KVPCT Khu vực Kinh tế Phi chính thức Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc