Luận văn GDP danh nghĩa mục tiêu: Một lựa chọn cho chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn GDP danh nghĩa mục tiêu: Một lựa chọn cho chính sách tiền tệ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_gdp_danh_nghia_muc_tieu_mot_lua_chon_cho_chinh_sach.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn GDP danh nghĩa mục tiêu: Một lựa chọn cho chính sách tiền tệ ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------ TRẦN ĐĂNG NHÂN GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU: MỘT LỰA CHỌN CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------ TRẦN ĐĂNG NHÂN GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU: MỘT LỰA CHỌN CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. JAMES RIEDEL ThS. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Trần Đăng Nhân
- -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tình góp ý, hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình chuẩn bị đề cương, viết bản thảo và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Châu Văn Thành và thầy Huỳnh Thế Du đã có những gợi ý đề tài và định hướng nghiên cứu cho luận văn. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến các Thầy Cô giáo cùng các anh chị làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực tôi trong suốt 2 năm học tập và nghiên cứu tại đây. Những kiến thức và kỹ năng đạt được nơi đây cũng sẽ là hành trang quý giá cho chặng đường tiếp theo của tôi. Lời sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp MPP7 đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và khích lệ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Trần Đăng Nhân
- -iii- TÓM TẮT Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tồn tại nhiều trục trặc trong nỗ lực nhằm ổn định hóa nền kinh tế Việt Nam: sự tùy nghi của chính sách, định giá cao tiền đồng, kiểm soát lạm phát, và phản ứng của chính sách tiền tệ với cú sốc cung và cú sốc ngoại thương. NHNN đang thực thi chính sách có tính chất tùy nghi bởi liên tục điều chỉnh nhiều mục tiêu đã cam kết và một mục tiêu nổi bật trong số đó là neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên về lý thuyết lẫn thực tế, cơ chế tỷ giá này gây ra rủi ro rất lớn cho nền kinh tế. Những trục trặc của khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện hành là cơ sở đề xuất thay đổi cách thức điều hành của NHNN, chuyển từ tùy nghi sang theo quy tắc mà cụ thể là lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu – neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ. Luận văn sử dụng mô hình lý thuyết đơn giản của Bhandari và Frankel (2015) được rút gọn để so sánh hai quy tắc trên trong thực thi chính sách tiền tệ. Theo đó, GDP danh nghĩa mục tiêu vượt trội hơn lạm phát mục tiêu nhờ tối thiểu hóa sự biến động của sản lượng, lạm phát và tỷ giá hối đoái, nếu như cú sốc cung và/hay cú sốc ngoại thương tồn tại và đường tổng cung có dạng tương đối thoải. Nghiên cứu ước lượng các tham số của đường tổng cung bằng phương pháp bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS). Kết quả ước lượng cho thấy có đủ cơ sở để tin rằng GDP danh nghĩa mục tiêu tốt hơn so với lạm phát mục tiêu, đặc biệt dưới tác động của cú sốc cung và cú sốc ngoại thương. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số gợi ý chính sách, đảm bảo việc thực thi GDP danh nghĩa mục tiêu sẽ giảm nhẹ sự bất ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Gợi ý chính sách bao gồm: (i) thay vì kiên định với chính sách tiền tệ đa mục tiêu, NHNN nên tập trung vào một mục tiêu định hướng chính sách là GDP danh nghĩa mục tiêu, (ii) bằng cách công bố khoản biến thiên tăng trưởng GDP danh nghĩa cho vài năm tới và cam kết thực hiện nhằm đảm bảo độ tín nhiệm cho chính sách, và đồng thời (iii) chuyển từ cơ chế tỷ giá hối đoái neo vào đồng đô la Mỹ sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý Từ khóa: Chính sách tiền tệ, cú sốc cung, cú sốc ngoại thương, tỷ giá thả nổi có quản lý, lạm phát mục tiêu, GDP danh nghĩa mục tiêu.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh chính sách ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU ................... 6 2.1. Tại sao đặt ra mục tiêu trong thực thi chính sách tiền tệ? ........................................... 6 2.2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................ 9 2.2.1. Tổng quan nghiên cứu thế giới ............................................................................ 9 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 12 2.3. Khung lý thuyết so sánh GDP danh nghĩa mục tiêu và lạm phát mục tiêu ............... 14 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM ................................................................................................................................ 19 3.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam ............................................................................... 19 3.2. Những trục trặc của chính sách tiền tệ ...................................................................... 20 3.2.1. Chính sách tùy nghi và định giá cao tiền đồng .................................................. 20 3.2.2. Kiểm soát lạm phát ........................................................................................... 22 3.2.3. Cú sốc cung và cú sốc ngoại thương ................................................................. 24 3.3. Phương pháp ước lượng đường tổng cung ................................................................ 25 3.4. Các biến trong mô hình và dữ liệu ............................................................................ 27 3.5. Kết quả ước lượng ..................................................................................................... 29
- -v- CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 32 4.1. Kết luận nghiên cứu .................................................................................................. 32 4.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 33 4.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 42 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................... 44 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................... 46 PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................... 51 PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................... 56 PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................................... 58
- -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt 2SLS Two Stage Least Squares Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ADF Augmented Dickey-Fuller AIC Akaike Information Criterion Autoregressive Integrated Moving ARIMA Trung bình trượt kết hợp tự hồi quy Average CEIC CEICData.com CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EIA Energy Information Administration Fed Federal Reserve System Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GDP Deflator Chỉ số khử lạm phát GDP IFS International Financial Statistics Thống kê Tài chính Quốc tế (IMF) IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế M2 Cung tiền mở rộng NEER Nominal Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng Nominal/Real Gross Domestic NGDP/RGDP GDP danh nghĩa/thực tế Product NHNN Ngân hàng Nhà nước National Rural Employmnet NREG Guarantee Organization for Economic Co- OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất thông thường REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng SAC Sample Autocorrelation Tự tương quan mẫu SPAC Sample Partial Correlation Tự tương quan riêng phần mẫu SIC Schwarz Information Criterion
- -vii- TCTK Tổng cục Thống kê USD United States Dollar Đô la Mỹ Viet Nam Institute for Economic Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính VEPR and Policy Research sách VND Đồng Việt Nam/Tiền đồng
- -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát và tăng trưởng (%)......................... 1 Bảng 2.1: Sự biến động của các biến vĩ mô trong mô hình ............................................. 13 Bảng 2.2: Điều kiện độ dốc đường tổng cung (1/b) ......................................................... 17 Bảng 3.1: Kiểm tra tính dừng các biến ............................................................................ 28 Bảng 3.2: Kết quả ước lượng mô hình ............................................................................. 29 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế theo xu hướng dài hạn và lạm phát (%) ............................ 2 Hình 2.1: Trọng số tương đối trong quy tắc chính sách tiền tệ ........................................ 13 Hình 3.1: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NEER) và thực tế (REER) hiệu dụng ................. 21 Hình 3.2: Lạm phát ở một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2014 ......................... 22 Hình 3.3: Tăng trưởng cung tiền và lạm phát (%) ........................................................... 23 Hình 3.4: Mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát ............................................................. 25