Luận văn Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất

pdf 138 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_tinh_kha_thi_cua_phuong_an_su_dung_khi_so.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KHÍ SO VỚI SỬ DỤNG THAN CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KHÍ SO VỚI SỬ DỤNG THAN CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy David O.Dapice và Thầy Nguyễn Xuân Thành đã nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến để luận văn của tôi được hoàn thiện. Cảm ơn anh Hoàng Văn Thắng, anh Phạm Minh Khoa đã đặc biệt hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả các Quý Thầy Cô, các cán bộ nhân viên trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thụ hưởng môi trường học thuật nghiêm túc. Tiếp theo tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể học viên MPP7 đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được chương trình học và đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Thị Phượng
  5. -iii- TÓM TẮT Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Dung Quất là một trong số những dự án nhiệt điện được đề xuất tại khu vực miền Trung với quy mô 1.200MW. Năm 2013, dự án được đưa vào quy hoạch điện VII và công ty Sembcorp Utilities Pte làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu thì đến năm 2016, Sembcorp sẽ triển khai dự án và sử dụng than làm nhiên liệu. Tuy nhiên, đến năm 2015, chính phủ yêu cầu chủ đầu tư thay đổi công nghệ từ sử dụng than sang khí, dự án lùi lại đến năm 2020 và dựa vào nguồn khí được cung cấp từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Tác giả đã thực hiện đánh giá hai phương án về mặt kinh tế và tài chính, đưa ra các kết luận như sau: Thứ nhất, khi sử dụng than làm nhiên liệu cho dự án NMNĐ Dung Quất, dự án có hiệu quả về mặt tài chính nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế. Cụ thể, dự án có NPV tài chính bằng 129 triệu USD và NPV kinh tế bằng -1,9 tỷ USD, trong đó chi phí ngoại tác từ ô nhiễm không khí chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, nhà nước không nên phê duyệt dự án theo phương án dùng than làm nhiên liệu. Thứ hai, nếu sử dụng khí, dự án khả thi cả về mặt tài chính lẫn mặt kinh tế với NPV tài chính bằng 861 triệu USD và NPV kinh tế bằng 512 triệu USD. Do đó, nhà nước nên quyết định cho phép đầu tư dự án sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu cho NMNĐ. Thứ ba, khi nhà nước lựa chọn sử dụng khí cho dự án, các đối tượng được hưởng lợi từ dự án bao gồm người sử dụng điện, lao động tại dự án và ngân sách nhà nước. Nhóm đối tượng chịu thiệt bao gồm người dân bị giải tỏa đất sinh sống chuyển nhượng cho dự án, người dân bị ảnh hưởng về sức khỏe do ô nhiễm không khí từ bụi của nhà máy; phần còn lại của nền kinh tế cũng chịu thiệt xuất phát từ vấn đề chi phí vốn và tỷ giá hối đoái. Việc quyết định đầu tư dự án theo phương án than được đưa ra dựa vào quy hoạch và đề xuất của chủ đầu tư mà không có thẩm định kinh tế. Theo kết quả thẩm định trong đề tài cho thấy dự án theo phương án than không khả thi về mặt kinh tế, do đó nhà nước không được cho phép đầu tư, thậm chí đưa dự án ra khỏi quy hoạch. Việc dự án chưa được triển khai là nhờ tìm được nguồn khí ngoài khơi và chủ đầu tư thấy rằng tính khả thi tài chính của phương án khí là cao hơn phương án than. Tuy nhiên, đối với tổng thể nền kinh tế thì đây không phải là cơ sở đúng đắn để nhà nước ra quyết định cho phép đầu tư hay không. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đó là việc ra quyết định cho phép đầu tư phải được căn cứ vào tính khả thi
  6. -iv- kinh tế của dự án. Từ đó, tác giả khuyến nghị chính phủ nên chọn sử dụng khí tự nhiên cho dự án NMNĐ Dung Quất, đồng thời có các chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại từ dự án. Dự án NMNĐ sử dụng than ở Quảng Ngãi cũng là tình huống điển hình cho các dự án điện than ở Duyên hải miền Trung, trong đó nguyên nhân chính khiến dự án không khả thi kinh tế là do ngoại tác tiêu cực của ô nhiễm không khí. Qua đó nhấn mạnh đến vai trò của việc đánh giá tác động môi trường khi phê duyệt nhằm đảm bảo lợi ích của cả nền kinh tế và tính bền vững của dự án. Trên cơ sở này, tác giả đưa ra khuyến nghị với các dự án khác như sau: Một là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định thông qua nâng cao nguồn nhân lực và thống nhất tiêu chuẩn thẩm định; Hai là, cần đảm bảo công tác thẩm định môi trường để đảm bảo sàng lọc các dự án có độ rủi ro cao về môi trường; Cuối cùng, tăng các khoản thuế về tài nguyên, thuế môi trường đối với các dự án có khả năng gây tác động môi trường lớn, một mặt bù đắp những thiệt hại mà nhà máy có phát thải lớn gây ra đối với nền kinh tế, một mặt khuyến khích các chủ đầu tư tăng cường sử dụng các công nghệ mới giảm thiểu phát thải.
  7. -v- MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn .ii Tóm tắt ..iii Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................. vii Danh mục biểu đồ, hình ........................................................................................................ ix Danh mục bảng ...................................................................................................................... x Danh mục phụ lục ................................................................................................................. xi Chương 1. Giới thiệu ............................................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................... 1 1.2. Lý do hình thành đề tài ........................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................................. 4 Chương 2. Mô tả dự án và khung phân tích .......................................................................... 5 2.1. Mô tả dự án .............................................................................................................................. 5 2.1.1. Phương án thực hiện bằng than ........................................................................ 6 2.1.2. Phương án thực hiện bằng khí .......................................................................... 9 2.2. Khung phân tích .................................................................................................................... 11 2.2.1. Phân tích kinh tế ............................................................................................. 12 2.2.2. Phân tích tài chính .......................................................................................... 14 2.2.3. Cơ sở lý thuyết ước tính tổn thất sức khỏe ..................................................... 14 Chương 3. Phân tích kinh tế ................................................................................................ 19 3.1. Lợi ích kinh tế ........................................................................................................................ 19 3.2. Chi phí kinh tế ....................................................................................................................... 21 3.2.1. Hệ số chuyển đổi ............................................................................................ 21 3.2.2. Chi phí đầu tư ................................................................................................. 22 3.2.3. Phí thưởng ngoại hối ...................................................................................... 23 3.2.4. Chi phí vốn kinh tế ......................................................................................... 23 3.2.5. Ngoại tác của dự án nhà máy nhiệt điện ......................................................... 24
  8. -vi- 3.3. Thiết lập ngân lưu kinh tế của dự án .................................................................................... 29 3.3.1. Phương án thực hiện bằng than ...................................................................... 29 3.3.2. Phương án thực hiện bằng khí ........................................................................ 33 Chương 4. Phân tích tài chính ............................................................................................. 38 4.1. Thông số tài chính ................................................................................................................. 38 4.2. Thông số vĩ mô ...................................................................................................................... 38 4.3. Lợi ích tài chính ..................................................................................................................... 39 4.4. Chi phí tài chính .................................................................................................................... 39 4.4.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................. 39 4.4.2. Chi phí hoạt động ........................................................................................... 40 4.5. Thiết lập ngân lưu tài chính của dự án ................................................................................. 43 4.5.1. Phương án thực hiện bằng than ...................................................................... 43 4.5.2. Phương án thực hiện bằng khí ........................................................................ 46 4.5.3. So sánh với phương án than trên phương diện tài chính ................................ 49 4.5.4. Phân tích phân phối ........................................................................................ 50 Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách ................................................................. 52 5.1. Kết luận nghiên cứu .............................................................................................................. 52 5.2. Khuyến nghị chính sách........................................................................................................ 53 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................................. 54 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 55 Phụ lục . .62
  9. -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TÊN TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ASA Asthma Bệnh hen suyễn BOT Build, Operate, Transfer Xây dựng, vận hành, chuyển giao CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CB Chronic bronchitis Viêm phế quả mãn tính CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi CHA Cardiovascular Hospital Admissions Chi phí điều trị bệnh về hô hấp CM Chronic mortality Tử vong mạn tính đ.t.g Đồng tác giả ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Economic Cost Opportunity of Chi phí cơ hội kinh tế của ECOC Capital vốn EIRR Economic Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại kinh tế ENPV Economic Net Present Value Giá trị hiện tại ròng kinh tế ERF Exposure response function Hàm phản ứng phơi nhiễm EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam FIRR Financial Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại tài chính FNPV Financial Net Present Value Giá trị hiện tại ròng tài chính GTHC Giá trị hoán chuyển IPA Impact path approach Tiếp cận đánh giá tác động IRR Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại hoàn LRI Lower respiratory tract infections Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới NHNN Ngân hàng nhà nước NMNĐ Nhà máy nhiệt điện NPV Net present value Giá trị hiện tại ròng O&M Operation and Maintenance Vận hành và bảo dưỡng PECC1 Công ty tư vấn điện lực số 1 PECC2 Công ty tư vấn điện lực số 2 RAD Restricted Activity Day Số ngày hoạt động bị hạn chế
  10. -viii- RHA Respiratory Hospital Admissions Chi phí điều trị bệnh về tim mạch SERF Slope of ERF Độ dốc của ERF TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VCSH Vốn chủ sở hữu WACC Weighted Average Cost Of Capital Chi phí vốn bình quân gia quyền WB World Bank Ngân Hàng Thế giới WTP Willing to Pay Mức sẵn lòng chi trả