Luận văn Các yếu tố tác động đến hành vi đổi mới cá nhân của người lao động trong khu vực công Nghiên cứu tại cấp sở ở Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 152 trang Quỳnh Hoa 17/04/2025 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các yếu tố tác động đến hành vi đổi mới cá nhân của người lao động trong khu vực công Nghiên cứu tại cấp sở ở Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_yeu_to_tac_dong_den_hanh_vi_doi_moi_ca_nhan_cua.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Các yếu tố tác động đến hành vi đổi mới cá nhân của người lao động trong khu vực công Nghiên cứu tại cấp sở ở Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- HUỲNH ĐĂNG KHOA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÔNG Nghiên cứu tại cấp Sở ở Thành phố Hồ Chí Minh LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- HUỲNH ĐĂNG KHOA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÔNG Nghiên cứu tại cấp Sở ở Thành phố Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn luận văn : “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÔNG Nghiên cứu tại cấp Sở ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện. Các số liệu về khảo sát và các kết quả phân tích trong luận văn là do chính tác giả thực hiện thu thập, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo cuối cùng. Học viên thực hiện HUỲNH ĐĂNG KHOA
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ........................................................................... 4 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 6 2.1. Hành vi đổi mới cá nhân (Individual Innovative Behavior) ................................. 6 2.1.1. Khái niệm........................................................................................................... 6 2.1.2. Vai trò của Hành vi đổi mới cá nhân đối với tổ chức .................................... 7 2.2. Nhận thức được sự hỗ trợ của tổ chức cho đổi mới (Perceived Organization Support for Innovation) ...................................................................................................... 8 2.2.1. Khái niệm........................................................................................................... 8 2.2.2. Ảnh hưởng của Nhận thức được sự hỗ trợ của tổ chức cho đổi mới lên Hành vi đổi mới cá nhân.................................................................................................. 9 2.3. Chất lượng mối quan hệ với cấp trên (Supervisor relationship quality) ............. 9 2.3.1. Khái niệm........................................................................................................... 9 2.3.2. Ảnh hưởng của Chất lượng mối quan hệ với cấp trên lên Hành vi đổi mới cá nhân ........................................................................................................................... 11 2.4. Yêu cầu đổi mới trong công việc (Innovativeness as a job requirement) .......... 12 2.4.1. Khái niệm......................................................................................................... 12 2.4.2. Ảnh hưởng của Yêu cầu đổi mới trong công việc lên Hành vi đổi mới cá nhân ........................................................................................................................... 13
  5. 2.5. Danh tiếng về đổi mới ( Reputation as innovative) .............................................. 14 2.5.1. Khái niệm......................................................................................................... 14 2.5.2. Ảnh hưởng của Danh tiếng về đổi mới ( Reputation as innovative) lên Hành vi đổi mới cá nhân................................................................................................ 15 2.6. Bất mãn với hiện trạng (Dissatisfaction with the status quo) ............................. 16 2.6.1. Khái niệm......................................................................................................... 16 2.6.2. Ảnh hưởng của Bất mãn với hiện trạng lên Hành vi đổi mới cá nhân ...... 17 2.7. Kết cục thực hiện tích cực được mong đợi (Expected positive performance outcomes) ............................................................................................................................ 18 2.7.1. Khái niệm......................................................................................................... 18 2.7.2. Vai trò trung gian của Kết cục thực hiện tích cực được mong đợi trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ................................................ 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................... 23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 24 3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.2.1. Thang đo .......................................................................................................... 25 3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................................... 29 3.2.3. Chọn mẫu......................................................................................................... 30 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 30 3.3.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 30 3.3.2. Làm sạch dữ liệu ............................................................................................. 31 3.3.3. Thống kê mô tả ................................................................................................ 31 3.3.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha) ................................ 31 3.3.5. Phân tích T – Test và ANOVA....................................................................... 32 3.3.6. Phân tích tương quan ..................................................................................... 33 3.3.7. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 34 3.3.7.1. Các bước phân tích hồi quy..................................................................... 34 3.3.7.2. Kiểm định .................................................................................................. 35 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................................... 38 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 39 4.1. Mô tả mẫu ................................................................................................................ 39
  6. 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....................... 40 4.2.1. Thang đo về Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới ............... 40 4.2.2. Thang đo về Chất lượng mối quan hệ với cấp trên...................................... 44 4.2.3. Thang đo về Yêu cầu đổi mới trong công việc.............................................. 45 4.2.4. Thang đo về Danh tiếng về đổi mới ............................................................... 45 4.2.5. Thang đo về Bất mãn với hiện trạng ............................................................. 46 4.2.6. Thang đo về Kết cục thực hiện tích cực được mong đợi ............................. 46 4.2.7. Thang đo về Hành vi đổi mới cá nhân .......................................................... 47 4.3. Phân tích liên hệ giữa các biến độc lập, biến trung gian, biến phụ thuộc với các biến định tính...................................................................................................................... 48 4.4. Phân tích tương quan ............................................................................................. 49 4.5. Phân tích hồi quy .................................................................................................... 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 4..................................................................................................... 68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 69 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................... 69 5.2. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................... 71 5.3. Ý nghĩa của nghiên cứu và khuyến nghị ............................................................... 71 5.3.1. Ý nghĩa về mặt học thuật................................................................................ 71 5.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 72 5.3.3. Các khuyến nghị.............................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Thang đo yếu tố Hành vi đổi mới cá nhân..................................................... 25 Bảng 3. 2: Thang đo yếu tố Nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức cho đổi mới................... 26 Bảng 3. 3: Thang đo yếu tố Chất lượng mối quan hệ với cấp trên................................ 27 Bảng 3. 4: Thang đo yếu tố Yêu cầu đổi mới trong công việc ........................................ 28 Bảng 3. 5: Thang đo yếu tố Danh tiếng về đổi mới ......................................................... 28 Bảng 3. 6: Thang đo yếu tố Bất mãn với hiện trạng ....................................................... 29 Bảng 3. 7: Thang đo yếu tố Kết cục thực hiện tích cực được mong đợi ....................... 29 Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến định tính ................................................................. 39 Bảng 4. 2: Cronbach’s alpha thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới ....................................................................................................................................... 40 Bảng 4. 3: Cronbach’s alpha của thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới sau khi loại bỏ biến quan sát POSI4, POSI11 ................................................... 41 Bảng 4. 4: Cronbach’s alpha của thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới sau khi loại bỏ biến quan sát POSI4, POSI11 ................................................... 42 Bảng 4. 5: Cronbach’s alpha của thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới sau khi loại bỏ biến quan sát POSI5, POSI7, POSI8 ........................................ 43 Bảng 4. 6: Cronbach’s alpha của thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới sau khi loại bỏ biến quan sát POSI9................................................................... 44 Bảng 4. 7: Cronbach’s alpha của thang đo Chất lượng mối quan hệ với cấp trên ...... 44 Bảng 4. 8: Cronbach’s alpha của thang đo Yêu cầu đổi mới trong công việc .............. 45 Bảng 4. 9: Cronbach’s alpha của thang đo Danh tiếng về đổi mới ............................... 45 Bảng 4. 10: Cronbach’s alpha của thang đo Bất mãn với hiện trạng ........................... 46 Bảng 4. 11: Cronbach’s alpha của thang đo Kết cục thực hiện tích cực được mong đợi .............................................................................................................................................. 46 Bảng 4. 12: Cronbach’s alpha của thang đo Hành vi đổi mới cá nhân......................... 47 Bảng 4. 13: Ma trận về sự liên hệ giữa các biến định lượng với biến định tính ........... 48 Bảng 4. 14: Ma trận tương quan giữa các nhân tố ......................................................... 49 Bảng 4. 15: Kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 1 ............................................. 51 Bảng 4. 16: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến của các biến độc lập ................................ 52
  8. Bảng 4. 17: Kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 2 ............................................. 56 Bảng 4. 18: Kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 3 ............................................. 60 Bảng 4. 19: Kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 4 ............................................. 64 Bảng 5. 1: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Yêu Cầu đổi mới trong công việc...... 73 Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới.......................................................................................................................... 75 Bảng 5. 3: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Chất lượng mối quan hệ với cấp trên .............................................................................................................................................. 77 Bảng 5. 4: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Danh tiếng về đổi mới ........................ 79 Bảng 5. 5: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Bất mãn với hiện trạng ...................... 80
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , ĐỒ THỊ Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 22 Hình 4. 1: Biểu đồ Histogram mô hình hồi quy 1.................................................... 53 Hình 4. 2: Đồ thị P – P Plot mô hình hồi quy 1 ........................................................ 54 Hình 4. 3: Đồ thị Scatterplot mô hình hồi quy 1...................................................... 55 Hình 4. 4: Biểu đồ Histogram mô hình hồi quy 2.................................................... 57 Hình 4. 5: Đồ thị P – P Plot mô hình hồi quy 2 ........................................................ 58 Hình 4. 6: Đồ thị Scatterplot mô hình hồi quy 2...................................................... 59 Hình 4. 7: Biểu đồ Histogram mô hình hồi quy 3.................................................... 61 Hình 4. 8: Đồ thị P – P Plot mô hình hồi quy 3 ........................................................ 62 Hình 4. 9: Đồ thị Scatterplot mô hình hồi quy 3...................................................... 63 Hình 4. 10: Biểu đồ Histogram mô hình hồi quy 4 ................................................. 65 Hình 4. 11: Đồ thị P – P Plot mô hình hồi quy 4...................................................... 66 Hình 4. 12: Đồ thị Scatterplot mô hình hồi quy 4 ................................................... 67 Hình 4. 13: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy.................................. 68
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang ngày càng phát triển rất nhanh, và đang trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi nước phải phát triển không ngừng và liên tục đổi mới cũng như có nhiều sự chuẩn bị để theo kịp và tận dụng những lợi thế tiềm năng của cuộc cách mạng này mang lại. Không nằm ngoài xu thế đó, trong bối cảnh ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cũng đã có những bước chuẩn bị và cải cách sâu rộng để phù hợp với tình hình chung của quốc tế. Đề cập đến lĩnh vực công, có thể nói đến một bước tiến quan trọng nhằm cải cách và đổi mới đó là mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo đã được định hướng trong thời gian gần đây. Mục tiêu đó là một động thái thay đổi mạnh mẽ trong khu vực công ở Việt Nam để hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước một cách sâu, rộng hơn. Đi cùng với nền công nghiệp 4.0 đó chính là nền kinh tế tri thức, với cốt lõi lấy sự đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng để phát triển. Điều này cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đứng trước thực trạng sự thay đổi diễn ra hết sức nhanh chóng và hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi tổ chức công cũng phải thay đổi để có thể phục vụ được những nhu cầu của các “khách hàng” một cách hợp lí và chu đáo hơn. Những người lao động trong khu vực công là những người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý đất nước, có trọng trách quan trọng trong hoạch định các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, người lao động trong khu vực công cũng chính là những người thực thi những chính sách và chủ trương của nhà nước đối với những chủ thể kinh tế - xã hội, phục vụ những nhu cầu, lợi ích chính đáng và hỗ trợ cho mọi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặc dù có những thay đổi đáng kể để phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, nhưng gần đây các tổ chức công vẫn bị các “khách hàng” của mình là các cá nhân và tổ chức mà tổ chức cung cấp dịch vụ công phàn nàn về chất lượng phục vụ, cũng như sự chậm đổi mới, vẫn còn quan liêu, xơ cứng, người