Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_quy_mo_trung_binh_cua_doan.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------------------- NGUYỄN ÁNH DƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TRUNG BÌNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------------------- NGUYỄN ÁNH DƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TRUNG BÌNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016 Tác giả Nguyễn Ánh Dương
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tập luận văn này là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và thực tế mà tôi tích lũy được trong quá trình học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Để hoàn thành, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tổ chức. Đầu tiên, xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Vũ Thành Tự Anh, người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc lựa chọn vấn đề chính sách, thiết lập các giả thuyết nghiên cứu cho tới những công việc cuối cùng để hoàn thành. Tôi xin cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du, người đã khích lệ tôi lựa chọn hướng đi mới, gắn liền với vấn đề chính sách rõ ràng hơn. Cảm ơn thầy Đinh Công Khải, thầy Cao Hào Thi, và thầy Lê Việt Phú đã giúp tôi làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp định lượng. Cảm ơn thầy Phạm Thế Anh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp tôi có được dữ liệu quý giá. Tôi cũng dành lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbight cùng với các thành viên trong “gia đình” MPP7 đã song hành cùng tôi trong suốt gần 2 năm vừa qua. Nguyễn Ánh Dương Học viên lớp MPP7, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
- -iii- TÓM TẮT Giai đoạn 2006 – 2011, quy mô trung bình của DNNVV Việt Nam khu vực ngoài quốc doanh ngày càng suy giảm cả về tiêu chí lao động và nguồn vốn, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì. Nghịch lý này vừa khó có thể chấp nhận, vừa gây nên những khó khăn cho sự phát triển kinh tế. Đó là nguy cơ mất thị phần ngay trên “sân nhà”; chất lượng việc làm thấp, khả năng đầu tư hạn chế, cản trở việc đạt năng suất cao; giảm lợi nhuận; khả năng chống chọi với yếu tố tiêu cực như khủng hoảng kinh tế bị hạn chế của các DNNVV. Dựa trên nhiều nghiên cứu trước đây như North (1990), VELP (2013), Vũ Thành Tự Anh (2015), sử dụng 9 chỉ tiêu PCI cùng với biến Khủng hoảng kinh tế và biến Ngành nghề trong giai đoạn 2006 - 2011, xử lý dữ liệu bảng bằng mô hình FE, luận văn sẽ đưa ra giải đáp cho các yếu tố then chốt ảnh hưởng tới quy mô lao động trung bình, đồng thời gợi ý chính sách dưới góc độ Nhà nước tạo tiền đề cho sự phát triển của DNNVV Việt Nam. Qua phân tích, những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quy mô lao động trung bình của DNNVV khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 được xác định là: (i) Chất lượng đào tạo lao động; (ii) Tính thực thi của hệ thống pháp luật; (iii) Quyền sở hữu đất đai; (iv) Chi phí không chính thức; và (v) Chi phí giao dịch như Chi phí gia nhập thị trường, Chi phí thời gian. Mặc dù có mức độ khác nhau, sự tác động của những yếu tố này lên quy mô lao động trung bình của DNNVV phù hợp với các nghiên cứu đi trước, đặc biệt là quan điểm, nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề chính sách trên. Tương ứng với 5 yếu tố trên là 5 nhóm giải pháp. Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo lao động theo hướng thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ hai, đảm bảo tính thực thi của pháp luật bằng hai yêu cầu: (i) đơn giản về số lượng nhưng nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật; và (ii) tính thượng tôn pháp luật. Thứ ba, quyền sở hữu đất đai của doanh nghiệp cần được đảm bảo thông qua hạn chế tối đa việc thu hồi, nâng thời hạn cho thuê, đồng thời, xác lập quyền sở hữu một cách rõ ràng. Thứ tư, không chỉ có hình phạt thích đáng, kết hợp truyền thông mà quan trọng là phải chống từ nguồn là yêu cầu để ngăn chặn tham nhũng. Cuối cùng, ứng dụng công nghệ thông tin, quy định thanh tra một lần và báo cáo một cửa, tăng tính cạnh tranh là giải pháp cho vấn đề Chi phí giao dịch. Vấn đề về thay đổi tư duy, sức ỳ và áp dụng linh hoạt với từng đối tượng cũng được yêu cầu. Từ khóa: Quy mô doanh nghiệp, thể chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- -iv- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii MỤC LỤC .........................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi chính sách ......................................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.6 Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH................................... 6 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 6 2.1.1 Khái niệm và phân loại ............................................................................................... 6 2.1.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam ...................................................... 7 2.1.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển .................................................................................... 8 2.2 Lý thuyết “mới” về doanh nghiệp .................................................................................. 8 2.3 Thể chế ........................................................................................................................... 9 2.4 Tại sao phải phát triển từ các doanh nghiệp nhỏ thành những doanh nghiệp lớn? ...... 10
- -v- 2.5 Các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quy mô lao động trung bình của các DNNVV và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................................... 13 2.5.1 Quyền sở hữu tài sản ................................................................................................. 13 2.5.2 Tham nhũng .............................................................................................................. 14 2.5.3 Chi phí giao dịch ....................................................................................................... 15 2.5.4 Tính thực thi của hệ thống pháp luật ........................................................................ 15 2.5.5 Hỗ trợ doanh nghiệp ................................................................................................. 16 2.5.6 Khủng hoảng kinh tế và yếu tố ngành nghề.............................................................. 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 19 3.2 Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 19 3.2.1 Biến phụ thuộc .......................................................................................................... 20 3.2.2 Biến độc lập .............................................................................................................. 20 3.2.3 Biến kiểm soát và biến tương tác .............................................................................. 21 3.3 Phương trình hồi quy ................................................................................................... 22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 24 4.2 Những yếu tố then chốt tác động tới quy mô lao động trung bình của các DNNVV .. 26 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................... 34 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 34 5.2 Kiến nghị chính sách.................................................................................................... 35 5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 38 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 44
- -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CIEM Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Management Trung ương DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DoE Department of Economics Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Hiệu ứng cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ILSSA Institute of Labour Science and Viện Khoa học lao động và xã hội Social Affairs OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development PCI Provincial Competitiveness Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index RE Random Effects Hiệu ứng ngẫu nhiên TFP Total-factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp TNHH Trách nhiệm hữu hạn UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp Programme Quốc VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp and Industry Việt Nam VELP Vietnam Executive Leadership Chương trình lãnh đạo cao cấp Việt Program Nam VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
- -vii- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Định nghĩa DNNVV của các vùng, quốc gia khác nhau ..................................... 6 Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo quy định của Chính phủ ............................................... 7 Bảng 3.1 Yếu tố sử dụng trong 3 chỉ tiêu PCI ................................................................... 21 Bảng 3.2: 5 giả thuyết về môi trường thể chế kinh tế tương ứng với 9 chỉ tiêu PCI ......... 21 Bảng 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo quy mô lao động ............................... 26 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố thể chế tới quy mô lao động trung bình của doanh nghiệp theo mô hình FE ........................................................................... 27 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo quy mô giai đoạn 2002 – 2011 .......................................................................................................... 1 Hình 1.2: Quy mô lao động bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 .......................................................................................................... 2 Hình 1.3: Quy mô vốn bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 .......................................................................................................... 2 Hình 2.1. Một số chỉ tiêu so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp phân theo quy mô .... 11 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 18 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 19 Hình 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo loại hình doanh nghiệp ..................... 24 Hình 4.2: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo 6 vùng kinh tế .................................. 25 DANH MỤC HỘP Trang Hộp 4.1: Than trời vì chi phí ngoài luồng ....................................................................... 31
- -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Có một đặc điểm chung của nhiều nền kinh tế trên thế giới là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ lệ rất lớn (năm 2014, tỷ lệ này tại các quốc gia đang phát triển châu Á là 96%, ADB, 2015) và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở các nước thu nhập cao, DNNVV đóng góp trên 55% GDP và trên 65% số việc làm, con số này ở các nước thu nhập thấp lần lượt là 60% và 70% (OECD, 2004 trích trong Mbugua, Mbugua, Wangoi, Ogada và Kariuki, 2013). Không là ngoại lệ, tỷ lệ DNNVV tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 95% trong giai đoạn 2006 – 2011 và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Nếu xét theo tiêu chí quy mô lao động, tỷ lệ DNNVV năm 2013 theo điều tra của Tổng cục Thống kê là 98,61%. Tuy nhiên, một nghịch lý đang đặt ra là cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, thị trường ngày càng mở rộng, tăng trưởng kinh tế được duy trì (tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 là 6,3%/năm, đồng thời nếu lấy năm 2005 là năm gốc, thì GDP bình quân đầu người tăng từ 740 USD/người/năm năm 2006 lên 947 USD/người/năm vào năm 2011 (phụ lục 1)) nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp siêu nhỏ tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn có xu hướng giảm xuống. Hình 1.1 Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo quy mô giai đoạn 2002 – 2011 (%) Nguồn: VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012