Luận văn Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_bao_ho_quyen_so_huu_nhan_hieu_hang_hoa_trong_nuoc_b.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******************** CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ THANH MINH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TRONG NƯỚC BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH – TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC THI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******************** CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ THANH MINH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TRONG NƯỚC BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH – TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC THI Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- - i - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các dữ liệu được sử dụng trong luận văn được tuân thủ theo quy định trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright./. Tác giả Vũ Thanh Minh
- - ii - LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Duy Nghĩa - Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã hướng dẫn và cung cấp cho tôi những dữ liệu, thông tin và kiến thức hữu ích để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng thông qua các môn học nhằm giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan và các bạn học viên MPP7 đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi trong suốt chương trình học, đây là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi. Mặc dù đã nỗ lực, tuy nhiên một số hạn chế của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những sơ sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và người đọc. Tác giả Vũ Thanh Minh
- - iii - TÓM TẮT Nhãn hiệu hàng hóa được xem như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp và cần được bảo vệ như những tài sản khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ là một thực trạng thách thức sự phát triển lành mạnh của thị trường và quản lý của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa càng trở nên quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra rào cản tự vệ trước các đối thủ cạnh tranh. Đề tài nghiên cứu “Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính – từ chính sách đến thực thi” sử dụng Bộ tiêu chí ROCCIPI để phân tích những nguyên nhân hạn chế của biện pháp hành chính, qua đó cung cấp góc nhìn sát thực hơn trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu ở cấp tỉnh, thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực thi của biện pháp hành chính. Trong đó một số nguyên nhân chính như: (i) Các quy tắc Luật lệ không đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm, chưa quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực thi, (ii) Nhận thức về công tác bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa còn yếu ở cả hệ thống các cơ quan thực thi và chính chủ sở hữu nhãn hiệu, (iii) Quy trình thực thi chưa nhắm đến mục tiêu chung của bảo hộ. Từ các nguyên nhân hạn chế, Tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi sau xác lập như: thay đổi Luật lệ bằng phương thức áp dụng các mức xử lý khác nhau theo nhóm hàng hóa, quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan thực thi. Ban hành quy trình tổng thể nhắm đến mục tiêu chung trong thực thi. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin thống nhất tại Việt Nam.
- - iv - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii TÓM TẮT .......................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................... vi DANH MỤC HỘP THÔNG TIN .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... vii DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... - 1 - 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. - 1 - 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. - 2 - 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... - 2 - 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. - 2 - 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ............................................................ - 3 - 1.6 Kết cấu đề tài ............................................................................................................. - 3 - CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. - 4 - 2.1 Các khái niệm ............................................................................................................ - 4 - 2.1.1 Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa ................................................................... - 4 - 2.1.2 Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa .................................................................................... - 5 - 2.1.3 Xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và các biện pháp can thiệp ............ - 7 - 2.1.4 Phân cấp quản lý nhà nước ..................................................................................... - 8 - 2.1.5 Thực thi sau bảo hộ bằng biện pháp hành chính và các mức xử lý vi phạm .......... - 9 - 2.2 Cơ sở can thiệp của nhà nước .................................................................................. - 10 - 2.3 Bộ tiêu chí ROCCIPI ............................................................................................... - 12 - 2.3.1 Nhóm năm yếu tố khách quan trong bộ tiêu chí ROCCIPI .................................. - 12 - 2.3.2 Nhóm hai yếu tố chủ quan trong bộ tiêu chí ROCCIPI ........................................ - 13 - CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH .............................................................. - 15 - 3.1 Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa ....................................... - 15 - 3.2 Đánh giá theo ROCCIPI .......................................................................................... - 17 -
- - v - 3.2.1 Luật lệ (Rules) ...................................................................................................... - 17 - 3.2.2 Cơ hội (Opportunity) ............................................................................................ - 22 - 3.2.3 Năng lực (Capacity) ............................................................................................. - 26 - 3.2.4 Truyền thông (Communication) ........................................................................... - 27 - 3.2.5 Quy trình (Proccess) ............................................................................................. - 29 - 3.2.6 Lợi ích (Interest) ................................................................................................... - 30 - 3.2.7 Ý thức hệ (Ideology) ............................................................................................ - 31 - CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................... - 34 - 4.1 Kết luận ................................................................................................................... - 34 - 4.2 Khuyến nghị chính sách .......................................................................................... - 35 - 4.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................... - 36 - 4.4 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... - 36 - TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... - 37 - PHỤ LỤC .................................................................................................................... - 41 -
- - vi - DANH MỤC VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp KHCN Khoa học và Công nghệ NHHH Nhãn hiệu hàng hóa NHH Nhãn hàng hóa QLNN Quản lý nhà nước QLTT Quản lý thị trường SHTT Sở hữu trí tuệ UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới