Luận văn Ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu: Trường hợp Ngành Dệt may Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu: Trường hợp Ngành Dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_anh_huong_cua_nang_suat_nhan_to_tong_hop_den_xuat_k.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu: Trường hợp Ngành Dệt may Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN LÊ DIỆU LINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐẾN XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN LÊ DIỆU LINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐẾN XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Trần Lê Diệu Linh TP.Hồ Chí Minh,ngày 31 tháng 10 năm 2014
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Các từ viết tắt Tóm tắt CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2 Bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam ................................................................. 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA XUẤT KHẨU ......................................................... 5 2.1 Khái niệm và nhân tố tác động đến năng suất................................................. 5 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 5 2.1.2 Những nhân tố tác động đến TFP ............................................................ 6 2.2 Mối quan hệ giữa năng suất và xuất khẩu ....................................................... 8 2.3 Mô hình tổng quát ......................................................................................... 14 2.3.1 Mô hình tính toán TFP ........................................................................... 14 2.3.2 Đặc trưng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: ........................... 15
- 2.4 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan: ............................................................. 20 2.5 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu: .................................................... 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 23 3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................ 23 3.2 Mô hình tính toán tăng trưởng TFP .............................................................. 23 3.3 Mô hình phân tích hồi quy ............................................................................ 24 3.4 Giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến xuất khẩu trong mô hình hồi quy ........................................................................................................... 26 3.4.1 Biến phụ thuộc ........................................................................................ 26 3.4.2 Biến độc lập ............................................................................................. 26 CHƢƠNG 4: HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM................................................ 32 4.1 Đánh giá hiện trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ............................. 32 4.2 Kết quả tính toán TFP ................................................................................... 37 4.3 Kết quả hồi quy tác động của TFP đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp ............................................................................................................................... 43 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 50 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 50 5.2 Hàm ý chính sách .......................................................................................... 51 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 54 5.3.1 Giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 54 5.3.1 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 60
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hành vi xuất khẩu xác định sự thay đổi trong năng suất .......................... 12 Hình 2.2: Hành vi xuất khẩu không xác định sự thay đổi trong năng suất ............... 13 Hình 2.3 Khung phân tích của nghiên cứu ................................................................ 22 Hình 4.1: Nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu dệt may .......................................... 36 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cấu trúc ngành ............................................................................................. 3 Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu liên quan ......................................................... 20 Bảng 3.1 Tóm tắt và định nghĩa các biến .................................................................. 31 Bảng 4.1 Tỷ trọng các nhóm ngành trong ngành dệt may ........................................ 37 Bảng 4.2 Thống kê mô tả giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu .......... 39 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các DN theo ngành năm 2009 ......................................... 40 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các DN theo ngành năm 2010 ......................................... 42 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình probit ................................................................. 44 Bảng 4.6 Ước tính xác suất tham gia thị trường xuất khẩu cho biết xác suất ban đầu ................................................................................................................................... 44
- CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DN :Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment :Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GSO General Statistics Office :Tổng cục thống kê TFP Total factor productivity :Năng suất các nhân tố tổng hợp TPP Trans-Pacific Strategic :Hiệp định đối tác Kinh tế chiến Economic Partnership lược xuyên Thái Bình Dương Agreement R&D Research & Development :Nghiên cứu và phát triển VITAS Vietnam Textile and Apparel :Hiệp hội dệt may Việt Nam Society VES Viet Nam Enterprise survey :Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam
- TÓM TẮT Là quốc gia đang phát triển với ngành dệt may có bề dày lịch sử, những năm gần đây Việt Nam trở thành một nước xuất siêu trong lĩnh vực ngành dệt may. Điều này có lẽ là một tin mừng cho ngành công nghiệp vốn thâm dụng nhiều lao động ở nước nhà. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vẫn còn hạn chế trong một số nhóm ngành có ưu thế về vốn, lao động cũng như vị trí thuận lợi tạo cho họ một năng suất cao hơn các doanh nghiệp khác. Từ thực trạng này, nghiên cứu dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng để ước tính năng suất các nhân tố tổng hợp TFP và sử dụng mô hình hồi quy probit để đo lường tác động của nhân tố năng suất các nhân tố tổng hợp và một số biến liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp đến khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP thường cao hơn ở các doanh nghiệp xuất khẩu và có tác động mạnh mẽ đến việc tham gia thị trường xuất khẩu. Qua đó tác giả đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để góp phần thúc đẩy tăng trưởng TFP và tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham vào thị trường xuất khẩu hơn nữa.
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới từ năm 2003 đến nay là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Sau các bài báo tiên phong của Melitz (2004), Melitz & Ottaviano (2003) và Bernard & cộng sự (2003) đã đưa ra các giả định về doanh nghiệp đại diện cho các ngành và lý thuyết nền về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không đồng nhất và sự cân bằng trong thương mại quốc tế. Giả định quan trọng trong lý thuyết này đó chính là những doanh nghiệp có năng suất các nhân tố tổng hợp cao sẽ tự đưa ra quyết định của họ về việc có tham gia vào thị trường xuất khẩu hay không. Giả định này cung cấp cho chúng ta kết quả đó là tồn tại một mối quan hệ nhân quả từ năng suất doanh nghiệp và khả năng tham gia xuất khẩu. Theo kết quả trong báo cáo điều tra về năng lực cạnh tranh công nghệ ở Việt Nam (2011) thì 28% doanh nghiệp được hỏi cho biết lãi suất cao là khó khăn chính của họ, 19% nói rằng lạm phát cao và biến động ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của họ, 17,5% trong số trên 10 nghìn doanh nghiệp cho biết họ khó tiếp cận vốn vay và 7% nói rằng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguồn điện cung cấp không ổn định và chính sách kinh tế vĩ mô không thể dự đoán được. Có thể vì lý do này mà doanh nghiệp Việt Nam khó lòng đầu tư nâng cao năng suất sản xuất của họ để hướng ra thị trường xuất khẩu nếu không có sự trợ giúp từ phía chính phủ. Ở bài luận văn này, tác giả sẽ tập trung ở một cấp độ vi mô hơn và chọn ngành dệt may làm đối tượng để nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng suất doanh nghiệp và việc quyết định tham gia
- 2 vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực trong ngành dệt may đó là: sản xuất sợi, ngành dệt và sản xuất trang phục. 1.2 Bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam: Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho ngành Dệt may Việt Nam những cơ hội rất lớn về thị trường, về đầu tư, và trên khía cạnh hội nhập quốc tế về chính sách, pháp luật và đàm phán. Nhìn chung nhà nước ta cũng có sự quan tâm các vấn đề về chính sách cũng như về toàn cầu hóa, định hướng ngành dệt may theo hướng xuất khẩu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập về nguồn nguyên vật liệu, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, các chính sách vi mô để có thể thúc đẩy ngành phát triển hơn. Ngoài ra, ngành Dệt may nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, trình độ người lao động chưa cao, nguồn vốn chưa dồi dào, nên năng suất các yếu tố tổng hợp vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, qua bảng 1.1 về cấu trúc của ngành cho chúng ta thấy, ngành dệt may có chu kỳ ngành tương đối phát triển, có những biến động về doanh thu thấp nên cũng có một sự hấp dẫn tương đối đối với các doanh nghiệp ngoài ngành. Tuy vậy, đối với ngành dệt may ở nước ta thì mức độ hỗ trợ, mức độ tập trung và mức độ toàn cầu hóa tương đối thấp. Đặc biệt, khả năng gia nhập vào thị trường xuất khẩu tỏ ra rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ các yếu tố trên đã đặt ra câu hỏi liệu việc khó khăn trong gia nhập vào thị trường xuất khẩu có liên quan tới năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may hay không?